Tháo gỡ những khó khăn trong xây dựng đặc khu Bắc Vân Phong
22:47, ngày 11-03-2017
Ngày 11-3-2017, tại thành phố Nha Trang, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về Đề án xây dựng Khu kinh tế-hành chính Bắc Vân Phong và xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Đây là bước triển khai thực hiện một phần nội dung của Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 05-12-2016 của Chính phủ, liên quan đến việc Chính phủ thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cho Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).
Đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong được quy hoạch xây dựng tại khu vực phía Bắc Khu kinh tế Vân Phong hiện nay, với diện tích dự kiến khoảng 66.000ha.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang và Khánh Hòa chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các Đề án đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; đề xuất cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng các dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cho từng đơn vị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nhấn mạnh khu hành chính-kinh tế đặc biệt là do Quốc hội thành lập, trực thuộc Trung ương. Để Nhà nước kịp thời ban hành các chính sách, đầu tư nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc nhằm thúc đẩy hình thành, phát triển các đặc khu nói chung và Đặc khu hành chính-kinh tế Bắc Vân Phong nói riêng, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nhu cầu quy mô tổ chức hành chính nhà nước, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị để đáp ứng bộ máy quản lý, phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo định hướng phát triển tại đây.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện thêm các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy thế mạnh riêng và phù hợp với mô hình đặc khu Bắc Vân Phong theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đề xuất về mục tiêu phát triển, đồng chí Lê Đức Vinh - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho rằng Đặc khu hành chính-kinh tế Bắc Vân Phong cần xây dựng và phát triển để trở thành trung tâm cảng biển quốc tế, trung tâm tài chính quốc tế; trung tâm dịch vụ-du lịch hiện đại có casino, dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển công nghệ cao và chuyển giao công nghệ ngang tầm thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh cùng đề xuất phương án xây dựng mô hình Luật chung cho cả 3 đơn vị Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong; kết hợp quy định một số nội dung, cơ chế, chính sách cho từng đơn vị như phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cần đưa vào kế hoạch xây dựng luật năm 2017 và trình Quốc hội thông qua vào năm 2018.
Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2006, có tổng diện tích 150.000ha, bao gồm 70.000ha mặt đất và 80.000ha mặt nước, thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với quy hoạch cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo.
Đến nay, khu kinh tế này đã thu hút được 145 dự án đầu tư, có tổng số vốn đăng ký 1,47 tỷ USD; trong đó có 79 dự án đi vào hoạt động với số vốn thực hiện đạt 600 triệu USD. Ngoài ra, hiện nay một số dự án có quy mô lớn, mang tính động lực, đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 6,8 tỷ USD, gồm nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2 tỷ USD) của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (4,8 tỷ USD), được liên doanh giữa Petrolimex (Việt Nam) và Nippon Oil Energy (Nhật Bản)./.
Đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong được quy hoạch xây dựng tại khu vực phía Bắc Khu kinh tế Vân Phong hiện nay, với diện tích dự kiến khoảng 66.000ha.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang và Khánh Hòa chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các Đề án đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; đề xuất cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng các dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cho từng đơn vị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nhấn mạnh khu hành chính-kinh tế đặc biệt là do Quốc hội thành lập, trực thuộc Trung ương. Để Nhà nước kịp thời ban hành các chính sách, đầu tư nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc nhằm thúc đẩy hình thành, phát triển các đặc khu nói chung và Đặc khu hành chính-kinh tế Bắc Vân Phong nói riêng, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nhu cầu quy mô tổ chức hành chính nhà nước, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị để đáp ứng bộ máy quản lý, phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo định hướng phát triển tại đây.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện thêm các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy thế mạnh riêng và phù hợp với mô hình đặc khu Bắc Vân Phong theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đề xuất về mục tiêu phát triển, đồng chí Lê Đức Vinh - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho rằng Đặc khu hành chính-kinh tế Bắc Vân Phong cần xây dựng và phát triển để trở thành trung tâm cảng biển quốc tế, trung tâm tài chính quốc tế; trung tâm dịch vụ-du lịch hiện đại có casino, dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển công nghệ cao và chuyển giao công nghệ ngang tầm thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh cùng đề xuất phương án xây dựng mô hình Luật chung cho cả 3 đơn vị Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong; kết hợp quy định một số nội dung, cơ chế, chính sách cho từng đơn vị như phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng Dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cần đưa vào kế hoạch xây dựng luật năm 2017 và trình Quốc hội thông qua vào năm 2018.
Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2006, có tổng diện tích 150.000ha, bao gồm 70.000ha mặt đất và 80.000ha mặt nước, thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với quy hoạch cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo.
Đến nay, khu kinh tế này đã thu hút được 145 dự án đầu tư, có tổng số vốn đăng ký 1,47 tỷ USD; trong đó có 79 dự án đi vào hoạt động với số vốn thực hiện đạt 600 triệu USD. Ngoài ra, hiện nay một số dự án có quy mô lớn, mang tính động lực, đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 6,8 tỷ USD, gồm nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2 tỷ USD) của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (4,8 tỷ USD), được liên doanh giữa Petrolimex (Việt Nam) và Nippon Oil Energy (Nhật Bản)./.
Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất  (11/03/2017)
Đòi lại vỉa hè: Cần sự trong sáng và nghiêm minh  (11/03/2017)
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu  (11/03/2017)
Thủ tướng: Đừng để tình trạng “ký rất nhiều, nhưng làm thì quá ít”  (11/03/2017)
Công bố Quyết định công tác cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  (10/03/2017)
Công bố Quyết định công tác cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  (10/03/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên