Du lịch Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu
21:53, ngày 22-12-2016
TCCSĐT - Sáng 22-12, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Việt Nam họp báo thông tin về hoạt động du lịch Việt Nam năm 2016 và sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu.
Năm 2016 là một năm có nhiều dấu ấn với ngành du lịch Việt Nam, trong đó nổi bật là ngành du lịch đón 10 triệu khách quốc tế, phục vụ 62 triệu khách nội địa, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 400.000 tỷ đồng.
Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch, khẳng định vị thế và sự đóng góp của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 đạt 2 mốc kỷ lục từ trước đến nay: Tổng số khách nhiều nhất trong 1 năm (10 triệu lượt khách) và mức tăng tuyệt đối trong 1 năm nhiều nhất so với cùng kỳ năm trước (trên 2 triệu lượt khách so với năm 2015).
Trong quá trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng theo các mốc thời gian sau: năm 1994 vượt 1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2000 vượt 2 triệu lượt khách quốc tế; năm 2005 vượt 3 triệu lượt khách quốc tế, năm 2008 vượt 4 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 vượt 5 triệu lượt khách quốc tế; năm 2011 vượt 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2013 vượt 7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2015 là 7,94 triệu lượt khách quốc tế và năm 2016 vượt 10 triệu lượt khách quốc tế.
Sự kiện đón vị khách thứ 10 triệu lần đầu tiên trong năm 2016 đánh dấu mốc phát triển mới của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Dự kiến ngày 25-12, tại Cảng hàng không quốc tế trên đảo Phú Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty hàng không Việt Nam sẽ tổ chức đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu đến Việt Nam.
Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng. Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch, khẳng định vị thế và sự đóng góp của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 đạt 2 mốc kỷ lục từ trước đến nay: Tổng số khách nhiều nhất trong 1 năm (10 triệu lượt khách) và mức tăng tuyệt đối trong 1 năm nhiều nhất so với cùng kỳ năm trước (trên 2 triệu lượt khách so với năm 2015).
Trong quá trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng theo các mốc thời gian sau: năm 1994 vượt 1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2000 vượt 2 triệu lượt khách quốc tế; năm 2005 vượt 3 triệu lượt khách quốc tế, năm 2008 vượt 4 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 vượt 5 triệu lượt khách quốc tế; năm 2011 vượt 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2013 vượt 7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2015 là 7,94 triệu lượt khách quốc tế và năm 2016 vượt 10 triệu lượt khách quốc tế.
Sự kiện đón vị khách thứ 10 triệu lần đầu tiên trong năm 2016 đánh dấu mốc phát triển mới của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Dự kiến ngày 25-12, tại Cảng hàng không quốc tế trên đảo Phú Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty hàng không Việt Nam sẽ tổ chức đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu đến Việt Nam.
Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng. Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
Phát triển tính quy luật và quy luật chính trị với định vị chiến lược vị thế, nâng cao năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay  (22/12/2016)
Binh chủng Tăng thiết giáp kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 27 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân  (22/12/2016)
Thông điệp mới của Liên bang Nga 2017  (22/12/2016)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Lời hịch non sông  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên