Thông điệp mới của Liên bang Nga 2017
21:46, ngày 22-12-2016
TCCSĐT - Ngày 01-12-2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2017, đánh giá khái quát những gì nước Nga làm được và chưa làm được trong năm 2016, đồng thời nêu định hướng hành động của quốc gia này trong năm 2017. Trong những thông tin đưa ra, việc “vượt cấm vận” và lấy lại vị thế cho nước Nga được xem là điểm nhấn trong bản Thông điệp và được giới nghiên cứu cũng như dư luận đặc biệt quan tâm.
Từ vượt qua cấm vận…
Mở đầu thông điệp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự tin công bố những số liệu khiến dư luận thế giới phải đặc biệt chú ý, nhất là chỉ số lạm phát, sự mất giá của đồng Rub trong năm 2016 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Năm 2015, đồng Rub mất giá tới 20%, lạm phát hai con số (12,9%), nay còn 5,8% và năm 2017 sẽ chỉ còn 4% (trước cấm vận là 6,1%).
Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng từ mức 368,39 tỷ USD lên 389,4 tỷ USD, trong khi giá dầu thô vẫn trồi sụt thất thường. Sự sụp đổ của nền tài chính Nga như dự đoán của một số nước phương Tây đã không xảy ra. Công nghiệp đã tăng trưởng ở mức khiêm tốn, nhưng con số âm đã giảm đáng kể từ -3,7% của năm 2015 tính đến tháng 10-2016 chỉ còn -0,3%. Xuất khẩu nông sản của Nga đã mang lại doanh thu nhiều hơn so với vũ khí. Nếu năm 2015 xuất khẩu vũ khí đạt 14,5 tỷ USD, thì nông sản là hơn 16 tỷ USD. Năm nay, ước tính khả năng xuất khẩu nông sản của Nga có thể vào khoảng 16,9 tỷ USD.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã là 10,1%, năng suất lao động tăng 9,8%. Nga hiện đang hướng ngành này vào việc sản xuất hàng dân dụng hiện đạị như: y tế, năng lượng, phòng không, đóng tàu, vũ trụ và công nghệ cao. Năm 2016, tỷ lệ hàng dân dụng là 16,1%, đến giai đoạn 2025-2030 con số này sẽ là hơn 50%.
Theo giới phân tích, việc nước Nga vượt cấm vận “ngoạn mục” là nhờ vào những điều chỉnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin cả về cơ chế, chính sách và nhân sự. Đặc biệt là tìm ra những “quân cờ” mới cho những “nước đi” quyết định.
Đến nội tình đất nước…
Theo giới quan sát, Thông điệp liên bang năm thứ 13 của Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung vào các vấn đề đối nội hơn là đối ngoại. Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Thông điệp liên bang năm nay của Tổng thống Vladimir Putin “rất đặc biệt”.
Theo đó, Tổng thống Vladimir Putin dành phần lớn thời gian cho các vấn đề đối nội. Ông V.Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục tiến trình định hướng dân chủ, chú trọng chính sách phát triển hệ thống chính trị và các cơ quan theo hướng dân chủ trực tiếp, đồng thời tiếp tục tăng cường tính cạnh tranh trong bầu cử. Ông nhấn mạnh: “Không ai có quyền cấm việc tự do bày tỏ quan điểm về chính trị và kinh tế” của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga trước hết là ở các vấn đề nội tại của đất nước. Đó là tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư, các công nghệ hiện đại, nhân lực lành nghề, môi trường chưa thuận lợi, do những vấn đề bất cập trong môi trường kinh doanh. Tuy có đề cập đến cấm vận của phương Tây nhưng ông không coi đây là nguyên nhân chủ yếu.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, hiện ông đang chỉ đạo chính phủ phối hợp với các nhóm doanh nghiệp để trước tháng 5-2017, phải đưa ra kế hoạch chi tiết về phát triển kinh tế tới năm 2025, nhằm giúp kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thế giới vào giai đoạn 2019-2020.
Những vấn đề liên quan đến hệ thống y tế, trường học cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập và cam kết tiến hành các biện pháp cần thiết để nâng cao tay nghề của các bác sĩ và chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời phát triển giáo dục.
Về vấn đề chống tham nhũng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, tuyệt đại đa số các công chức của nước Nga đều là những người trung thực, trong sạch, tận tâm, toàn tâm toàn ý với công việc. Tuy nhiên, không ai có thể tuyên bố một người có tội trước khi có quyết định của tòa án; cuộc chiến này phải chuyên nghiệp và có trách nhiệm bất chấp những thông tin “gây nhiễu”.
Về thị trường nhà ở, năm 2015 nước Nga đã đưa vào sử dụng hơn 85 triệu mét vuông nhà ở. Đó là một con số kỷ lục trong toàn bộ lịch sử của đất nước. Nhưng điều quan trọng ở đây là phải nâng cao sức mua của người dân. Vì thế, nhất thiết phải có những chương trình hỗ trợ người dân vay vốn.
Ngành công nghiệp ô tô nói chung năm qua có mức sụt giảm nhỏ nhưng riêng ngành sản xuất ô tô vận tải thì có tỷ lệ tăng trưởng 14,7%; xe con thương mại tăng 2,9%; xe buýt tăng 35,1%. Trong ngành chế tạo máy cho vận tải đường sắt cũng có mức tăng trưởng 21,8%; chế tạo sản xuất toa tàu chở hàng tăng 26%. Chế tạo máy và thiết bị cho nông nghiệp có mức tăng tốt, đạt 26,8%.
Trong Thông điệp của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thông báo việc xây dựng cây cầu đường sắt Kerch băng qua eo biển Kerch, nối bán đảo Crimea với bán đảo Taman thuộc vùng Krasnodar Krai (Nga) vẫn bảo đảm đúng tiến độ.
Cần nhiều bạn bè hơn…
Về quan hệ đối ngoại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Chúng tôi không muốn đối đầu với bất kỳ ai và cũng không cần làm điều đó. Chúng tôi cần bạn bè”. “Chúng tôi cam kết đối thoại thân thiện, công bằng, tuân thủ nguyên tắc hợp lý và tôn trọng lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại nghiêm túc về việc thiết lập một hệ thống quan hệ quốc tế ổn định trong thế kỷ XXI”. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác quốc tế, nhưng sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm lợi ích của Nga. Đồng thời nhấn mạnh, Nga sẽ tự quyết định vận mệnh của mình và sẵn sàng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khu vực cũng như quốc tế nếu cần thiết.
Thông điệp còn cho biết, cùng với các đối tác của mình, nước Nga đang phát triển những tổ chức liên kết như: Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), nhóm BRICS, Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), sự phối hợp hành động với các nước khác trong cộng đồng quốc gia độc lập (SNG) là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: Tôi tin rằng cuộc đối thoại như thế cũng có thể tiến hành với các nước Liên minh châu Âu (EU), nơi mà hiện nay đã gia tăng nhu cầu về một đường lối chính trị và kinh tế độc lập, tự chủ hơn. Điều đó, chúng ta đã nhận thấy qua kết quả các cuộc bầu cử, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Về quan hệ với các đối tác, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, vì lợi ích của nhau. Ông nhấn mạnh Nga - Mỹ có trách nhiệm chung trong vấn đề an ninh toàn cầu. Nga kêu gọi Mỹ cùng nỗ lực hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông cũng cảnh báo, việc quan hệ Nga - Mỹ đổ vỡ là rất nguy hiểm và có thể dẫn đến một thảm họa nghiêm trọng.
Điều quan trọng là phải bình thường hóa và bắt đầu phát triển quan hệ hai bên trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Sự phối hợp hành động giữa Nga và Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực đáp ứng lợi ích của toàn thế giới. Ông V.Putin nói: “Chúng ta có trách nhiệm chung đối với việc bảo đảm an ninh và ổn định quốc tế đối với việc củng cố cơ chế không phổ biến vũ khí”.
Về quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung, vấn đề này được Tổng thống Nga Vladimir Putin xác định là nhân tố chính cho sự ổn định khu vực và toàn cầu. Đó là “hình mẫu” quan hệ của một trật tự thế giới được xây dựng không phải trên ý tưởng một nước bá chủ, cho dù nước đó mạnh đến mức độ nào đi nữa, mà là dựa trên việc tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia một cách hài hòa.
Theo ông V.Putin, Trung Quốc hiện đang bước lên vị trí một nền kinh tế lớn nhất thế giới và điều rất quan trọng là sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước càng ngày càng được bổ sung bằng các dự án to lớn trong các lĩnh vực khác nhau: trong thương mại, đầu tư, năng lượng và công nghệ cao.
Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ được Tổng thống Vladimir Putin nhận xét là phát triển tốt đẹp, là một hướng quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga. Kết quả cuộc hội đàm Nga - Ấn Độ hồi tháng 10 ở cấp cao đã khẳng định rằng: “Hai nước chúng ta có tiềm năng to lớn để tăng cường sự hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau”.
Với Nhật Bản, Nga cũng hy vọng có những chuyển biến về chất trong quan hệ với nước láng giềng phía Đông này. Ông nói: “Chúng ta hoan nghênh nỗ lực của ban lãnh đạo Nhật Bản phát triển quan hệ kinh tế với Nga, triển khai các chương trình, các dự án phối hợp”.
Và chiến lược “hướng Đông”…
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, chính sách hướng Đông tích cực của Liên bang Nga không phải do những mục tiêu tức thời, mà là nhằm phục vụ những lợi ích quốc gia dài hạn. Nga chủ trương bảo đảm an ninh và cơ hội phát triển cho tất cả các nước và các dân tộc, chứ không chỉ cho những nước được lựa chọn riêng. Rằng “Chúng ta chủ trương tôn trọng pháp luật quốc tế và sự đa dạng của thế giới”.
“Chúng ta phản đối mọi sự độc quyền, dù đó là những tham vọng, ý muốn độc quyền đặc biệt riêng của mình hay là những mưu toan đặt ra luật lệ thương mại quốc tế theo tính toán của mình, hạn chế tự do báo chí, trên thực tế là áp đặt sự kiểm duyệt trên không gian thông tin toàn cầu”, ông V.Putin nói.
Liên bang Nga sẽ mạnh mẽ thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực trong hoạt động của các tổ chức quốc tế và các tổ chức không chính thức, như Liên hợp quốc, G20, APEC. Diễn đàn kinh tế phương Đông vừa qua đã cho thấy tiềm năng hợp tác rất to lớn của Nga với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga sẽ có biện pháp thực hiện triệt để tất cả các quyết định đã được thông qua trước đây về việc phát triển vùng viễn Đông của nước Nga.
Như vậy, tính chất “rất đặc biệt” của Thông điệp liên bang Nga năm nay được Tổng thống Nga Vladimir Putin trình bày là việc chỉ rõ những thành tựu, hạn chế… đều từ nguyên nhân nội sinh là chủ yếu. Nước Nga sẽ tiếp tục vươn lên từ những nỗ lực của mình; nước Nga khẳng định cần nhiều bạn bè hơn nhằm nỗ lực cùng nhau giải quyết những bất đồng trên cơ sở hợp tác và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Giới phân tích cho rằng, nước Nga đã giải quyết nhiều vấn đề trong tình trạng khó khăn, nhưng người dân Nga có thể đương đầu với mọi thách thức để bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và nền độc lập. Vì thế, lời khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp liên bang rằng: “Chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn khi mọi người đoàn kết” là có cơ sở./.
Mở đầu thông điệp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự tin công bố những số liệu khiến dư luận thế giới phải đặc biệt chú ý, nhất là chỉ số lạm phát, sự mất giá của đồng Rub trong năm 2016 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Năm 2015, đồng Rub mất giá tới 20%, lạm phát hai con số (12,9%), nay còn 5,8% và năm 2017 sẽ chỉ còn 4% (trước cấm vận là 6,1%).
Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng từ mức 368,39 tỷ USD lên 389,4 tỷ USD, trong khi giá dầu thô vẫn trồi sụt thất thường. Sự sụp đổ của nền tài chính Nga như dự đoán của một số nước phương Tây đã không xảy ra. Công nghiệp đã tăng trưởng ở mức khiêm tốn, nhưng con số âm đã giảm đáng kể từ -3,7% của năm 2015 tính đến tháng 10-2016 chỉ còn -0,3%. Xuất khẩu nông sản của Nga đã mang lại doanh thu nhiều hơn so với vũ khí. Nếu năm 2015 xuất khẩu vũ khí đạt 14,5 tỷ USD, thì nông sản là hơn 16 tỷ USD. Năm nay, ước tính khả năng xuất khẩu nông sản của Nga có thể vào khoảng 16,9 tỷ USD.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã là 10,1%, năng suất lao động tăng 9,8%. Nga hiện đang hướng ngành này vào việc sản xuất hàng dân dụng hiện đạị như: y tế, năng lượng, phòng không, đóng tàu, vũ trụ và công nghệ cao. Năm 2016, tỷ lệ hàng dân dụng là 16,1%, đến giai đoạn 2025-2030 con số này sẽ là hơn 50%.
Theo giới phân tích, việc nước Nga vượt cấm vận “ngoạn mục” là nhờ vào những điều chỉnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin cả về cơ chế, chính sách và nhân sự. Đặc biệt là tìm ra những “quân cờ” mới cho những “nước đi” quyết định.
Đến nội tình đất nước…
Theo giới quan sát, Thông điệp liên bang năm thứ 13 của Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung vào các vấn đề đối nội hơn là đối ngoại. Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Thông điệp liên bang năm nay của Tổng thống Vladimir Putin “rất đặc biệt”.
Theo đó, Tổng thống Vladimir Putin dành phần lớn thời gian cho các vấn đề đối nội. Ông V.Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục tiến trình định hướng dân chủ, chú trọng chính sách phát triển hệ thống chính trị và các cơ quan theo hướng dân chủ trực tiếp, đồng thời tiếp tục tăng cường tính cạnh tranh trong bầu cử. Ông nhấn mạnh: “Không ai có quyền cấm việc tự do bày tỏ quan điểm về chính trị và kinh tế” của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga trước hết là ở các vấn đề nội tại của đất nước. Đó là tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư, các công nghệ hiện đại, nhân lực lành nghề, môi trường chưa thuận lợi, do những vấn đề bất cập trong môi trường kinh doanh. Tuy có đề cập đến cấm vận của phương Tây nhưng ông không coi đây là nguyên nhân chủ yếu.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, hiện ông đang chỉ đạo chính phủ phối hợp với các nhóm doanh nghiệp để trước tháng 5-2017, phải đưa ra kế hoạch chi tiết về phát triển kinh tế tới năm 2025, nhằm giúp kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thế giới vào giai đoạn 2019-2020.
Những vấn đề liên quan đến hệ thống y tế, trường học cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập và cam kết tiến hành các biện pháp cần thiết để nâng cao tay nghề của các bác sĩ và chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời phát triển giáo dục.
Về vấn đề chống tham nhũng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, tuyệt đại đa số các công chức của nước Nga đều là những người trung thực, trong sạch, tận tâm, toàn tâm toàn ý với công việc. Tuy nhiên, không ai có thể tuyên bố một người có tội trước khi có quyết định của tòa án; cuộc chiến này phải chuyên nghiệp và có trách nhiệm bất chấp những thông tin “gây nhiễu”.
Về thị trường nhà ở, năm 2015 nước Nga đã đưa vào sử dụng hơn 85 triệu mét vuông nhà ở. Đó là một con số kỷ lục trong toàn bộ lịch sử của đất nước. Nhưng điều quan trọng ở đây là phải nâng cao sức mua của người dân. Vì thế, nhất thiết phải có những chương trình hỗ trợ người dân vay vốn.
Ngành công nghiệp ô tô nói chung năm qua có mức sụt giảm nhỏ nhưng riêng ngành sản xuất ô tô vận tải thì có tỷ lệ tăng trưởng 14,7%; xe con thương mại tăng 2,9%; xe buýt tăng 35,1%. Trong ngành chế tạo máy cho vận tải đường sắt cũng có mức tăng trưởng 21,8%; chế tạo sản xuất toa tàu chở hàng tăng 26%. Chế tạo máy và thiết bị cho nông nghiệp có mức tăng tốt, đạt 26,8%.
Trong Thông điệp của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thông báo việc xây dựng cây cầu đường sắt Kerch băng qua eo biển Kerch, nối bán đảo Crimea với bán đảo Taman thuộc vùng Krasnodar Krai (Nga) vẫn bảo đảm đúng tiến độ.
Cần nhiều bạn bè hơn…
Về quan hệ đối ngoại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Chúng tôi không muốn đối đầu với bất kỳ ai và cũng không cần làm điều đó. Chúng tôi cần bạn bè”. “Chúng tôi cam kết đối thoại thân thiện, công bằng, tuân thủ nguyên tắc hợp lý và tôn trọng lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại nghiêm túc về việc thiết lập một hệ thống quan hệ quốc tế ổn định trong thế kỷ XXI”. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác quốc tế, nhưng sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm lợi ích của Nga. Đồng thời nhấn mạnh, Nga sẽ tự quyết định vận mệnh của mình và sẵn sàng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khu vực cũng như quốc tế nếu cần thiết.
Thông điệp còn cho biết, cùng với các đối tác của mình, nước Nga đang phát triển những tổ chức liên kết như: Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), nhóm BRICS, Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), sự phối hợp hành động với các nước khác trong cộng đồng quốc gia độc lập (SNG) là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: Tôi tin rằng cuộc đối thoại như thế cũng có thể tiến hành với các nước Liên minh châu Âu (EU), nơi mà hiện nay đã gia tăng nhu cầu về một đường lối chính trị và kinh tế độc lập, tự chủ hơn. Điều đó, chúng ta đã nhận thấy qua kết quả các cuộc bầu cử, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Về quan hệ với các đối tác, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, vì lợi ích của nhau. Ông nhấn mạnh Nga - Mỹ có trách nhiệm chung trong vấn đề an ninh toàn cầu. Nga kêu gọi Mỹ cùng nỗ lực hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông cũng cảnh báo, việc quan hệ Nga - Mỹ đổ vỡ là rất nguy hiểm và có thể dẫn đến một thảm họa nghiêm trọng.
Điều quan trọng là phải bình thường hóa và bắt đầu phát triển quan hệ hai bên trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Sự phối hợp hành động giữa Nga và Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực đáp ứng lợi ích của toàn thế giới. Ông V.Putin nói: “Chúng ta có trách nhiệm chung đối với việc bảo đảm an ninh và ổn định quốc tế đối với việc củng cố cơ chế không phổ biến vũ khí”.
Về quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung, vấn đề này được Tổng thống Nga Vladimir Putin xác định là nhân tố chính cho sự ổn định khu vực và toàn cầu. Đó là “hình mẫu” quan hệ của một trật tự thế giới được xây dựng không phải trên ý tưởng một nước bá chủ, cho dù nước đó mạnh đến mức độ nào đi nữa, mà là dựa trên việc tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia một cách hài hòa.
Theo ông V.Putin, Trung Quốc hiện đang bước lên vị trí một nền kinh tế lớn nhất thế giới và điều rất quan trọng là sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước càng ngày càng được bổ sung bằng các dự án to lớn trong các lĩnh vực khác nhau: trong thương mại, đầu tư, năng lượng và công nghệ cao.
Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ được Tổng thống Vladimir Putin nhận xét là phát triển tốt đẹp, là một hướng quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga. Kết quả cuộc hội đàm Nga - Ấn Độ hồi tháng 10 ở cấp cao đã khẳng định rằng: “Hai nước chúng ta có tiềm năng to lớn để tăng cường sự hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau”.
Với Nhật Bản, Nga cũng hy vọng có những chuyển biến về chất trong quan hệ với nước láng giềng phía Đông này. Ông nói: “Chúng ta hoan nghênh nỗ lực của ban lãnh đạo Nhật Bản phát triển quan hệ kinh tế với Nga, triển khai các chương trình, các dự án phối hợp”.
Và chiến lược “hướng Đông”…
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, chính sách hướng Đông tích cực của Liên bang Nga không phải do những mục tiêu tức thời, mà là nhằm phục vụ những lợi ích quốc gia dài hạn. Nga chủ trương bảo đảm an ninh và cơ hội phát triển cho tất cả các nước và các dân tộc, chứ không chỉ cho những nước được lựa chọn riêng. Rằng “Chúng ta chủ trương tôn trọng pháp luật quốc tế và sự đa dạng của thế giới”.
“Chúng ta phản đối mọi sự độc quyền, dù đó là những tham vọng, ý muốn độc quyền đặc biệt riêng của mình hay là những mưu toan đặt ra luật lệ thương mại quốc tế theo tính toán của mình, hạn chế tự do báo chí, trên thực tế là áp đặt sự kiểm duyệt trên không gian thông tin toàn cầu”, ông V.Putin nói.
Liên bang Nga sẽ mạnh mẽ thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực trong hoạt động của các tổ chức quốc tế và các tổ chức không chính thức, như Liên hợp quốc, G20, APEC. Diễn đàn kinh tế phương Đông vừa qua đã cho thấy tiềm năng hợp tác rất to lớn của Nga với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga sẽ có biện pháp thực hiện triệt để tất cả các quyết định đã được thông qua trước đây về việc phát triển vùng viễn Đông của nước Nga.
Như vậy, tính chất “rất đặc biệt” của Thông điệp liên bang Nga năm nay được Tổng thống Nga Vladimir Putin trình bày là việc chỉ rõ những thành tựu, hạn chế… đều từ nguyên nhân nội sinh là chủ yếu. Nước Nga sẽ tiếp tục vươn lên từ những nỗ lực của mình; nước Nga khẳng định cần nhiều bạn bè hơn nhằm nỗ lực cùng nhau giải quyết những bất đồng trên cơ sở hợp tác và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Giới phân tích cho rằng, nước Nga đã giải quyết nhiều vấn đề trong tình trạng khó khăn, nhưng người dân Nga có thể đương đầu với mọi thách thức để bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và nền độc lập. Vì thế, lời khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp liên bang rằng: “Chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn khi mọi người đoàn kết” là có cơ sở./.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Lời hịch non sông  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Vĩnh Phúc: Tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2016)
Nguồn vốn ODA góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc  (22/12/2016)
Nguồn vốn ODA góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc  (22/12/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên