Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam - Indonesia về vấn đề ngư dân
Tàu kiểm ngư Việt Nam 490 đang trong hải trình đưa 228 ngư dân về nước sau chuyến trao trả ngư dân diễn ra tại vùng biển ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia.
Đây là lần đầu tiên hai nước thực hiện hình thức trao trả ngư dân trên biển.
Trao đổi với phóng viên tại Indonesia, Tổng Thư ký Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, ông Sjarief Widjaja cảm ơn Chính phủ Việt Nam về kế hoạch trao trả ngư dân, cách thức đánh bắt, khai thác hải sản của ngư dân Việt Nam như đã bàn cách đây một tháng.
Theo đó, phía Indonesia đã tiến hành trao trả 228 ngư dân Việt Nam ở vùng hải giới giữa hai nước và tàu Kiểm ngư của Việt Nam có nhiệm vụ đưa các ngư dân này về nước.
Ông nhấn mạnh đây là một hình thức trao trả mới được áp dụng giữa Indonesia và Việt Nam; đồng thời hy vọng sau đợt trao trả này, các ngư dân sẽ không tái phạm, chấp hành tốt các quy định của Chính phủ Indonesia cũng như của Việt Nam.
Về khả năng mở rộng hợp tác trong thời gian tới, Tổng Thư ký Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia cho biết Jakarta đang có chính sách phát triển lĩnh vực thủy, hải sản, khuyến khích các quốc gia láng giềng tham gia đầu tư, kinh doanh. Do đó, Indonesia mời gọi các doanh nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực này tham gia đầu tư trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng, kinh doanh hải sản, kể cả lĩnh vực thủy sản ở Indonesia.
Theo kế hoạch, trong hai ngày 11 và 1210 tới, Indonesia sẽ tổ chức diễn đàn kinh doanh thủy, hải sản và Chủ tịch Hiệp hội Thủy-Hải sản của Việt Nam sẽ được mời tham dự với hy vọng phía Việt Nam sẽ tìm thấy cơ hội đầu tư, làm ăn tại Indonesia.
Trong khi đó, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh việc Indonesia và Việt Nam tiến hành trao trả ngư dân trên biển là động thái chưa từng có tiền lệ và là bước tiến tích cực trong hợp tác giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên, hai nước tiến hành trao trả ngư dân trên biển và là lần đầu tiên, một số lượng lớn ngư dân được phía Indonesia trao trả và được phía Việt Nam tiếp nhận.
Đây cũng là lần đầu tiên có sự phối hợp rất nhanh, ăn ý giữa các bộ, ngành của Việt Nam với các bộ, ngành của Indonesia.
Các ngư dân được trao trả trong đợt này
Theo Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, đây sẽ là bước đầu để tạo nền móng thúc đẩy hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam trong thời gian tới không chỉ trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản mà còn trong các lĩnh vực khác.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết Indonesia đã có Biên bản ghi nhớ hợp tác nghề cá với Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Hiện văn bản này đã hết hiệu lực và trong chuyến thăm Indonesia vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám và lãnh đạo Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia đã đạt thỏa thuận gia hạn cho Bản ghi nhớ này trong giai đoạn 2016-2020.
Bản ghi nhớ này là một trong những văn bản quan trọng thúc đẩy hợp tác nghề cá, hợp tác các lĩnh vực liên quan đến thủy, hải sản giữa Việt Nam và Indonesia.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng việc Indonesia và Việt Nam tiến hành trao trả ngư dân trên biển sẽ xây dựng lòng tin giữa hai bên, từ đó giúp hai bên tiến hành hợp tác trên các vấn đề khác lớn hơn và việc bàn thảo cũng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cũng hy vọng, với việc Indonesia sắp tới mở “Diễn đàn các nhà kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản”, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ sang tìm hiểu các cơ hội về nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản của Indonesia, thăm dò thị trường của Indonesia để có thể kinh doanh tại đây, sau đó hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam trong nước làm cầu nối giữa doanh nghiệp của Indonesia và Việt Nam để hai nước có thể hợp tác với nhau tốt hơn trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản thời gian tới./.
Phát động nhắn tin gây quỹ hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em  (16/09/2016)
Khai mạc Đại hội đại biểu Việt kiều tại Campuchia lần thứ II  (16/09/2016)
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vi phạm về đất đai tại huyện Đông Anh  (16/09/2016)
Việt Nam - Brazil: Triển vọng mới về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp  (16/09/2016)
Công bố quyết định kỷ luật khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh  (16/09/2016)
Cần thiết ban hành Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ  (16/09/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên