Khai mạc Đại hội đại biểu Việt kiều tại Campuchia lần thứ II
Ngày 16-9, tại Phnom Penh, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2016-2021 với sự tham dự của 126 đại biểu đại diện cho toàn thể hội viên ở 25 tỉnh, thành phố ở Campuchia.
Tham dự đại hội có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia; đại diện 13 tỉnh, thành phố trong nước.
Chủ tịch Tổng hội Châu Văn Chi, thay mặt Ban chấp hành Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam khóa I, nhiệm kỳ 2011-2016 đã đọc báo cáo về tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động của Tổng hội nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Châu Văn Chi cho biết trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban chấp hành Tổng hội đã chú trọng vận động bà con cộng đồng người Việt Nam tham gia công tác hội, xây dựng con người, chuẩn bị nhân sự, từng bước kiện toàn, phát triển mạng lưới, bộ máy và cơ cấu tổ chức Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam.
Đến nay, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã thành lập được 19 Ban chấp hành ở các tỉnh, thành phố và ban đại diện ở 5 tỉnh, thành phố ở Campuchia; xây dựng và củng cố được 75 chi hội quận-huyện, 118 phân hội phường-xã với tổng số cán bộ là 827 người.
Từ năm 2011-2015 đã cấp thẻ hội viên mới cho trên 11.100 người và 36 hội viên danh dự.
Tổng hội đặc biệt quan tâm đến công tác quan hệ với chính quyền các cấp của Campuchia, tranh thủ sự hỗ trợ của họ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bà con cộng đồng người Việt Nam theo đúng pháp luật Campuchia.
Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Tổng hội cũng đã chú trọng việc tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao, tham gia các hoạt động và quan hệ với các cơ quan, ban ngành, đơn vị trong và ngoài nước; trong đó có hoạt động đón tiếp các đoàn cấp cao như đoàn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Vương quốc Campuchia chú trọng công tác vận động, hỗ trợ; công tác xây dựng cơ sở vật chất; công tác văn hóa giáo dục, đặc biệt là công tác phát triển nguồn nhân lực cho cộng đồng; phong trào hoạt động giáo dục hướng về cội nguồn; và công tác xã hội, cứu trợ, từ thiện.
Dựa trên thuận lợi từ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành địa phương của Việt Nam; sự hỗ trợ từ cấp có thẩm quyền của Campuchia, tình cảm đoàn kết của người dân Campuchia cũng như những khó khăn về nhân lực, tài chính, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức hội; đồng thời tiếp tục quan hệ tốt với các cấp chính quyền, các ngành chức năng của Campuchia.
Tổng hội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng trong nước tiếp tục cấp học bổng đại học-cao đẳng cho cho em người Việt ở Campuchia để tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng, nâng cao vị thế của mình; và các địa phương trong nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng trường học nhà sinh hoạt cộng đồng và trụ sở hoạt động của Hội.
Phát biểu tại Đại hội, Đại sứ Thạch Dư cho biết kiều bào ta ở Campuchia được hình thành từ lâu đời, trong quá trình sinh sống và làm ăn đã có những đóng góp nhất định cho đất nước Campuchia, là cầu nối quan trọng cho quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia; đồng thời chia sẽ những khó khăn của bà con như giấy tờ cư trú, môi trường làm ăn, đầu tư sản xuất kinh doanh, học tập để hội nhập của thế hệ trẻ cũng như cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội còn thiếu thốn đối với bà con.
Tuy nhiên, Đại sứ nhấn mạnh, với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền Việt Nam và Campuchia, cộng đồng người Việt ở Campuchia đã phát huy tính tự cường, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, những lúc khó khăn; một bộ phận bà con đã ổn định cuộc sống và hòa nhập sâu rộng vào xã hội Campuchia.
Đại sứ nêu rõ quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; khẳng định kiều bào ở Campuchia là một trong những cộng đồng luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiều nhất từ trong nước; và tin tưởng cộng đồng người Việt ở Campuchia sẽ ngày càng ổn định và phát triển hơn.
Đại sứ mong bà con cố gắng hòa nhập, có trình độ về ngôn ngữ, chữ viết, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia; đồng thời duy trì học tiếng Việt để giữ bản sắc văn hóa Việt Nam; tuân thủ pháp luật của Campuchia để có địa vị pháp lý đầy đủ.
Đại hội đã hiệp thương, thông qua danh sách Ban chấp hành Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Vương quốc Campuchia khóa II, nhiệm kỳ 2016-2021 với 68 người. Ông Châu Văn Chi, Chủ tịch Ban chấp hành Tổng hội khóa I được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành khóa II./.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vi phạm về đất đai tại huyện Đông Anh  (16/09/2016)
Việt Nam - Brazil: Triển vọng mới về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp  (16/09/2016)
Công bố quyết định kỷ luật khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh  (16/09/2016)
Cần thiết ban hành Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ  (16/09/2016)
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch  (16/09/2016)
"Quan hệ Việt Nam - Australia ngày càng phát triển sâu rộng"  (16/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay