Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, những kết quả đạt được trong 3 năm qua là rất quan trọng khi nông nghiệp chính là lĩnh vực duy trì được sự phát triển và tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013 - 2015 đạt 88,3 tỷ USD. Theo thống kê, thu nhập bình quân hộ nông dân tăng từ 73,2 triệu đồng năm 2012 lên 97 triệu đồng năm 2015.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu và vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Đáng chú ý, quý I-2016, lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể.
Nông dân sản xuất theo thị trường
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, cần xác định rõ định hướng tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển thị trường, gắn với nhu cầu của thị trường.
“Không phải thị trường trong nước mà là quốc tế, không phải chỉ là hôm nay mà phải tính tới thời điểm hội nhập sâu rộng khi các hiệp định thương mại đa phương, đặc biệt là TPP, có hiệu lực”, Phó Thủ tướng nói.
“Tái cơ cấu nông nghiệp để người nông dân không chỉ làm ra những gì có thể, mà làm những gì thị trường yêu cầu”, Phó Thủ tướng khẳng định thêm.
Muốn như vậy, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phải xây dựng được các tiêu chuẩn sản phẩm mà thị trường trong nước, quốc tế yêu cầu. Bên cạnh đó, phải xác định được các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao.
“Ở đây, có vai trò hỗ trợ rất lớn của ngành công thương. Phải phát triển những sản phẩm chủ lực ở cấp độ quốc gia, vùng, địa phương. Đồng thời, phải đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Đa dạng hóa để khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Một yêu cầu quan trọng nữa đối với tái cơ cấu nông nghiệp là phải góp phần ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu. Đây là yêu cầu mới đặt ra, bởi có thể nói 3 năm trước, khi chuẩn bị đề án tái cơ cấu, chưa lường trước hết được những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như tình trạng hạn, mặn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tái cơ cấu gắn liền với phát triển sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh những yêu cầu nêu trên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế ngành, nghề ở nông thôn, để từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người nông dân.
Cụ thể, với mức trung bình khoảng 0,3ha đất cho một hộ gia đình như hiện nay, thì rõ ràng không thể công nghiệp hóa nông nghiệp một cách hiệu quả bởi người nông dân sẽ phải mua máy móc, khấu hao…, trong khi diện tích đất cho sản xuất quá ít.
“Giải pháp duy nhất là giảm lao động trong nông nghiệp. Phải khuyến khích phát triển các ngành nghề khác ở nông thôn để giảm lao động trong nông nghiệp, nhằm tăng diện tích đất/đầu người, từ đó mới có thể đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.
Một yêu cầu nữa cũng được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra trong tái cơ cấu nông nghiệp là phải bảo vệ được nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Những giải pháp tập trung
Từ những yêu cầu nêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị ngành nông nghiệp cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp cả trước mắt và lâu dài.
Trước hết, cần rà soát lại quy hoạch, cập nhật lại quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn, từ đó lập các kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể dựa trên nguồn lực hiện có, khả năng huy động thêm từ xã hội và hỗ trợ của ngân sách. Cũng dựa trên quy hoạch đã được rà soát, cập nhật, cần tiến hành đầu tư hạ tầng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình đó, cần xác định cụ thể những dự án ưu tiên, cần triển khai sớm hay những dự án trung và dài hạn.
Việc huy động vốn cho sản xuất nông nghiệp phải gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, trong đó, ưu tiên huy động các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Phát triển mạnh các hình thức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thể hiện vai trò “bà đỡ” cho người nông dân. Hợp tác xã thực hiện tốt chức năng cầu nối giữa người dân với thị trường, hỗ trợ người dân trong việc cung cấp dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm.
Về tổ chức sản xuất, phải tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với hợp tác xã, doanh nghiệp với người dân; liên kết vùng, giữa các địa phương… tạo ra sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao. Cũng cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn, xây dựng sản phẩm, thương hiệu nông sản của các địa phương, khu vực, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau.
Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, muốn xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài, cần đặc biệt quan tâm, quản lý chất lượng giống cây, con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, phải tuyên truyền để người dân nhận thức rõ về vấn đề này; có các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Để mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, ngành nông nghiệp và các bộ, ngành liên quan cần xây dựng chương trình để tăng cường thông tin về các thị trường mới, những cam kết thương mại song phương, đa phương để người dân kịp thời nắm bắt được cơ hội, thách thức.
Trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cần đổi mới phương thức đầu tư cho khoa học - công nghệ thông qua việc xây dựng cơ chế để khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao sản phẩm cho người nông dân. Bên cạnh đó, cũng cần xác định vai trò của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; có cơ chế để hỗ trợ, kích thích cung - cầu về sản phẩm khoa học - công nghệ./.
Chuyển mạnh tư duy ngoại giao phục vụ phát triển bền vững  (25/08/2016)
Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng: Việc chậm, chủ quan là chính  (25/08/2016)
Sớm đưa vụ phá rừng khu vực thủy điện Đồng Nai 5 ra xét xử  (25/08/2016)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam  (25/08/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn về hậu quả động đất tại Italy  (25/08/2016)
Số người thiệt mạng do động đất mạnh tại Italy vượt con số 240  (25/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên