Hàn Quốc nối lại chương trình tiếp nhận lao động Việt Nam
Theo thông báo của Bộ trên, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 17-5 tới, Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Ki-kweon và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung sẽ ký bản MOU thông thường nêu trên.
Thông báo cũng cho biết quyết định trên của phía Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài của nước này đã kêu gọi chính phủ Hàn Quốc ký lại MOU thông thường nói trên, đồng thời đánh giá cao lao động Việt Nam về khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc và nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng trong công việc.
Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng đã đưa ra một lộ trình nhằm tuyên truyền vận động và quản lý tốt hơn số lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn Quốc trong thời gian từ 2016 đến 2018.
Theo thông báo trên, trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng hai nước, hai bên cũng sẽ thảo luận về các lĩnh vực cùng quan tâm như vấn đề an toàn công nghiệp của Việt Nam, hệ thống thông tin lao động và luật lao động…
Ngoài ra, Bộ trưởng Lee Ki-kweon cũng sẽ hội kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và thảo luận về các nội dung như mở rộng giao lưu nhân sự, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư…
Theo Bộ trên, hiện có khoảng 10.000 nhân viên người Hàn Quốc đang làm việc tại 3.300 doanh nghiệp của nước này đang hoạt động tại Việt Nam.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu thắt chặt các quy định về cấp visa cho lao động có tay nghề cao mà điều này, theo phía Hàn Quốc, có thể khiến các công ty trên khó khăn hơn trong việc tuyển dụng thanh niên nước này sang làm việc tại Việt Nam.
Trước đó, vào năm 2012, do tỷ lệ lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn Quốc đứng ở mức cao, Hàn Quốc đã tạm ngừng bản MOU thông thường về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này theo chương trình EPS và chỉ ký MOU đặc biệt với thời hạn 1 năm, trong đó cho phép tuyển dụng một số lượng hạn chế các lao động trung thành, lao động đã đỗ trong các kỳ thi tuyển tiếng Hàn trước thời đó…
Nhằm khuyến khích người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó có lao động bất hợp pháp người Việt, tự nguyện về nước, thời gian qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã ban hành quy định cho phép những người trên nếu tự nguyện đăng ký về nước trong thời gian từ ngày 01-4 đến 30-9-2016 sẽ không bị xử phạt hành chính và không bị hạn chế tái nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư, Chính phủ Việt Nam cũng đã ra thông báo: “Người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 01-5-2016 đến hết ngày 30-9-2016 thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013.”
Thời gian qua, một số phương tiện truyền thông của Hàn Quốc và Việt Nam cũng đã đưa tin về việc hai nước sẽ ký lại bản MOU thông thường, tuy nhiên đây là lần đầu tiên Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc chính thức đưa ra thông báo về vấn đề trên.
Với việc hai bên ký lại MOU thông thường, dự kiến số lượng lao động Việt Nam được sang Hàn Quốc làm việc từ năm tới sẽ tăng lên./.
Ngành Công Thương cần nhanh chóng thể chế hóa các cam kết hội nhập  (15/05/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
Việt Nam luôn hết lòng ủng hộ Lào trong công cuộc đổi mới  (15/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Nga  (15/05/2016)
Bầu cử sớm tại huyện đảo Trường Sa và ba xã biên cương Tây Bắc  (15/05/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên