Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Nga
Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga cho biết Việt Nam là một mắt xích chủ chốt trong chiến lược của Nga tại Đông Nam Á, là một thành phần quan trọng trong chiến lược của Nga tại châu Á nói chung.
Theo ông, mối quan hệ giữa Nga với Việt Nam hết sức đặc biệt bởi vì "không có bất kỳ nước nào tại châu Á có mối quan hệ tổng thể thân thiện, tin cậy như mối quan hệ Nga-Việt."
Trong mối quan hệ này hội tụ tất cả: những vấn đề thực tế, những vấn đề tinh thần và cả những vấn đề gắn trực tiếp với hồi ức quá khứ và đời sống công việc hàng ngày.
Bà Astafieva Ekaterina Mikhailovna, Thư ký khoa học Trung tâm Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam có truyền thống từ lâu, có thể coi là "những người bạn," bởi vậy hai nước cần duy trì và phát triển quan hệ tốt nhất có thể không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả trong lĩnh vực kinh tế.
Theo bà, Việt Nam luôn đóng vai trò là cầu nối của Nga với ASEAN, Việt Nam là đối tác đầu tiên và có kim ngạch hai chiều với Nga lớn nhất trong khối ASEAN.
Bà nêu rõ "Việt Nam là người bạn lớn, thực sự là điểm tựa cho Nga không chỉ ở ASEAN mà cả ở Đông Á.”
Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga Grigory Lokshin khẳng định: “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách tổng thể của Liên bang Nga ở châu Á nói chung và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng."
Theo ông, Nga luôn coi Việt Nam là cầu nối hiệu quả và quan trọng để Moskva hội nhập khu vực Đông Nam Á. Giữa hai nước có nền tảng của mối quan hệ hợp tác, sự tin tưởng lẫn nhau, tình hữu nghị đã được thử thách trong suốt nhiều thập kỷ qua, cả trong những hoàn cảnh khó khăn và thời kỳ chiến tranh. Qua đó, hai nước xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp ở cả cấp cao lẫn giữa nhân dân hai nước.
Tuy nhiên, ông Grigory Lokshin cho rằng hiện nay mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Nga và Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của 2 nước, đồng thời bày tỏ hy vọng Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu mới được Quốc hội Liên bang Nga thông qua sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế 2 nước./.
Bầu cử sớm tại huyện đảo Trường Sa và ba xã biên cương Tây Bắc  (15/05/2016)
5.000 chiến binh cực đoan trở về châu Âu, đe dọa EURO 2016  (15/05/2016)
Nga khẳng định có quyền đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ  (15/05/2016)
Việt Nam đạt 4 giải Ba tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế  (15/05/2016)
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động  (15/05/2016)
Khánh thành công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên quần đảo Trường Sa  (15/05/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay