Fitch xếp hạng tín nhiệm Việt Nam mức BB- với triển vọng ổn định
21:03, ngày 08-11-2015
Fitch Ratings vừa công bố đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ và nội tệ (IDRs) của Việt Nam ở mức BB- với triển vọng ổn định.
Xếp hạng trái phiếu nội tệ và ngoại tệ không có bảo đảm cùng mức giá trần của Việt Nam cũng đều ở mức BB-, trong khi chỉ số IDRs ngắn hạn đạt mức B. Xếp hạng IDRs với triển vọng ổn định của Việt Nam phản ánh sự cân bằng giữa sự ổn định và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây với tỷ lệ nợ công cao, thâm hụt ngân sách khá lớn và các chỉ số cấu trúc tương đối yếu.
Fitch dự đoán năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ đạt 6% GDP, tức là giảm nhẹ so với mức 6,2% GDP ước tính năm 2014 dựa trên số liệu đã điều chỉnh của hãng. Ngân sách năm 2016 hiện đang được Quốc hội thảo luận.
Fitch cũng dự đoán củng cố ngân sách trong năm 2016 sẽ đạt con số khiêm tốn là 5,4% GDP, chủ yếu là do giảm chi phí vốn ngoài ngân sách với kỳ vọng thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ không có gì thay đổi so với năm 2015. Tuy nhiên Fitch không dự đoán một sự thay đổi trong chính sách tài khóa sau kế hoạch chuyển đổi lãnh đạo trung ương năm 2016.
Tổng nợ chính phủ (GGGD) đã tăng thêm 7,3% GDP hồi năm 2014, tức là cao hơn so với trung bình xếp hạng BB là 42,8% và tăng so với con số 42,3% năm 2013. Fitch kỳ vọng GGGD sẽ tăng lên đến 49,3% GDP vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 50% khi chính phủ tiến tới đạt được các mục tiêu tài khóa trung hạn về giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4% GDP. Các nhà chức trách cho biết sẽ không tìm cách tăng trần nợ công lên 65% GDP.
Fitch khẳng định hoạt động tái cấp vốn của Việt Nam có độ rủi ro tương đối thấp do sự cân đối giữa nguồn vốn ưu đãi cao và khối lượng nợ trong nước ngày càng tăng từ các trái phiếu có thời gian đáo hạn tương đối ngắn. Nợ công trong nước có thời gian đáo hạn trung bình 4,3 năm, trong khi đó thời gian đáo hạn của nợ nước ngoài là 12,8 năm. Lợi suất trái phiếu trong nước kỳ hạn 5 năm đã đạt 6,7% trong tháng 10-2015 so với con số 5,2% cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ hoàn thành chương trình của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới vào cuối năm 2017, một chương trình đòi hỏi nguồn tài chính từ thị trường trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong vòng một năm qua. Trong 9 tháng đầu năm 2015, GDP thực tế đã tăng 6,5% so với con số 5,6% một năm trước đó.
Các động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng này là tiêu dùng cuối cùng (tăng 9,1%) và tích lũy tài sản cố định gộp (tăng 8,1%), trong bối cảnh tăng trưởng không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Ngành chế tạo tiếp tục có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng sản lượng. Xây dựng và dịch vụ cũng có những bước tiến mạnh mẽ qua từng năm.
Fitch kỳ vọng cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0,8% GDP trong năm 2015, với thặng dư trung bình là 4,1% GDP trong vòng năm qua. Giá trị nhập khẩu đã tăng 14,3% trong vòng 10 tháng đầu năm 2015, trong khi tăng trưởng xuất khẩu chỉ tăng 8,5%. Kết quả là, thâm hụt thương mại tính đến tháng 10-2015 đạt 4,1 tỷ USD so với thặng dư 2,4 tỷ USD một năm trước đó.
Dự trữ ngoại tệ chiếm khoảng 2,1 lần thanh toán cán cân vãng lai vẫn còn khá thấp so với con số trung bình 4,2 lần của một quốc gia xếp hạng BB. Fitch ước tính Việt Nam đã mất khoảng 20% tổng dự trữ ngoại hối trong những tháng vừa qua để bảo vệ tỉ giá hối đoái.
Điều này đã dẫn đến việc đồng Việt Nam mất giá 1% trong tháng 9-2015 và biên độ giao dịch nới rộng từ 2% lên 3%. Đây là lần mất giá thứ ba trong năm 2015 (trước đó là vào tháng 01 và tháng 5), và là lần thứ hai biên độ giao dịch được nới rộng (trước đó là từ 1% lên 2% hồi tháng 8).
Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam vẫn tiếp tục phải chịu những rủi ro kéo dài về chất lượng tài sản và sự thiếu minh bạch, nhưng hiện đã có những dấu hiệu ổn định đầu tiên. Trước đây, Fitch từng dự đoán rằng tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại Việt Nam có thể lên tới 15%; tuy nhiên hoạt động bất động sản khởi sắc gần đây đã làm tăng giá trị cơ bản của tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu, dẫn đến việc các ngân hàng cần ít quỹ trích lập dự phòng hơn. Các chỉ số về giá bất động sản cho thấy giá nhà ở đang tăng một cách khiêm tốn sau nhiều năm trì trệ.
Triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam sẽ tăng lên nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước thành viên thông qua. Các nhân tố thương mại tự do của TPP sẽ hạ các hàng rào thuế quan, mở ra cánh cửa rộng hơn cho Việt Nam tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia.
Các bên tham gia ký kết TPP chiếm tới 39% tổng giá trị xuất khẩu và 23% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014. Nếu một thỏa thuận tự do thương mại riêng biệt khác với Liên minh châu Âu được ký kết, các hàng rào thuế quan với Việt Nam tại đây cũng sẽ được hạ xuống, mở ra cơ hội tiếp cận thêm một thị trường xuất khẩu lớn.
Dự báo triển vọng ổn định đã phản ánh đánh giá của Fitch rằng các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xếp hạng hiện đang ở mức cân bằng.
Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động tích cực, cả của cá nhân và tập thể bao gồm:
1. Cam kết kiềm chế thâm hụt ngân sách, góp phần giúp tỉ lệ nợ chính phủ giảm nhẹ hơn.
2. Tăng tính minh bạch về mức độ và rủi ro xoay quanh công nợ tiềm tàng
3. Cải cách ngân hàng có nhiều tiến bộ hơn.
Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động tiêu cực của cả cá nhân và tập thể bao gồm:
1. Một sự chuyển dịch từ kêt hợp chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu đạt sự ổn định vĩ mô, lạm phát thấp và ổn định, và cân bằng bên ngoài
2. Giảm dự trữ ngoại hối ở mức gây mất ổn định nền kinh tế
Các giả định chính
1. Không leo thang tranh chấp khu vực hay địa chính trị tới mức gây gián đoạn thương mại và dòng chảy tài chính
2. Các điều kiện kinh tế thế giới phù hợp với Dự báo Kinh tế thế giới của Fitch./.
Fitch dự đoán năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ đạt 6% GDP, tức là giảm nhẹ so với mức 6,2% GDP ước tính năm 2014 dựa trên số liệu đã điều chỉnh của hãng. Ngân sách năm 2016 hiện đang được Quốc hội thảo luận.
Fitch cũng dự đoán củng cố ngân sách trong năm 2016 sẽ đạt con số khiêm tốn là 5,4% GDP, chủ yếu là do giảm chi phí vốn ngoài ngân sách với kỳ vọng thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ không có gì thay đổi so với năm 2015. Tuy nhiên Fitch không dự đoán một sự thay đổi trong chính sách tài khóa sau kế hoạch chuyển đổi lãnh đạo trung ương năm 2016.
Tổng nợ chính phủ (GGGD) đã tăng thêm 7,3% GDP hồi năm 2014, tức là cao hơn so với trung bình xếp hạng BB là 42,8% và tăng so với con số 42,3% năm 2013. Fitch kỳ vọng GGGD sẽ tăng lên đến 49,3% GDP vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 50% khi chính phủ tiến tới đạt được các mục tiêu tài khóa trung hạn về giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4% GDP. Các nhà chức trách cho biết sẽ không tìm cách tăng trần nợ công lên 65% GDP.
Fitch khẳng định hoạt động tái cấp vốn của Việt Nam có độ rủi ro tương đối thấp do sự cân đối giữa nguồn vốn ưu đãi cao và khối lượng nợ trong nước ngày càng tăng từ các trái phiếu có thời gian đáo hạn tương đối ngắn. Nợ công trong nước có thời gian đáo hạn trung bình 4,3 năm, trong khi đó thời gian đáo hạn của nợ nước ngoài là 12,8 năm. Lợi suất trái phiếu trong nước kỳ hạn 5 năm đã đạt 6,7% trong tháng 10-2015 so với con số 5,2% cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ hoàn thành chương trình của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới vào cuối năm 2017, một chương trình đòi hỏi nguồn tài chính từ thị trường trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong vòng một năm qua. Trong 9 tháng đầu năm 2015, GDP thực tế đã tăng 6,5% so với con số 5,6% một năm trước đó.
Các động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng này là tiêu dùng cuối cùng (tăng 9,1%) và tích lũy tài sản cố định gộp (tăng 8,1%), trong bối cảnh tăng trưởng không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Ngành chế tạo tiếp tục có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng sản lượng. Xây dựng và dịch vụ cũng có những bước tiến mạnh mẽ qua từng năm.
Fitch kỳ vọng cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0,8% GDP trong năm 2015, với thặng dư trung bình là 4,1% GDP trong vòng năm qua. Giá trị nhập khẩu đã tăng 14,3% trong vòng 10 tháng đầu năm 2015, trong khi tăng trưởng xuất khẩu chỉ tăng 8,5%. Kết quả là, thâm hụt thương mại tính đến tháng 10-2015 đạt 4,1 tỷ USD so với thặng dư 2,4 tỷ USD một năm trước đó.
Dự trữ ngoại tệ chiếm khoảng 2,1 lần thanh toán cán cân vãng lai vẫn còn khá thấp so với con số trung bình 4,2 lần của một quốc gia xếp hạng BB. Fitch ước tính Việt Nam đã mất khoảng 20% tổng dự trữ ngoại hối trong những tháng vừa qua để bảo vệ tỉ giá hối đoái.
Điều này đã dẫn đến việc đồng Việt Nam mất giá 1% trong tháng 9-2015 và biên độ giao dịch nới rộng từ 2% lên 3%. Đây là lần mất giá thứ ba trong năm 2015 (trước đó là vào tháng 01 và tháng 5), và là lần thứ hai biên độ giao dịch được nới rộng (trước đó là từ 1% lên 2% hồi tháng 8).
Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam vẫn tiếp tục phải chịu những rủi ro kéo dài về chất lượng tài sản và sự thiếu minh bạch, nhưng hiện đã có những dấu hiệu ổn định đầu tiên. Trước đây, Fitch từng dự đoán rằng tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại Việt Nam có thể lên tới 15%; tuy nhiên hoạt động bất động sản khởi sắc gần đây đã làm tăng giá trị cơ bản của tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu, dẫn đến việc các ngân hàng cần ít quỹ trích lập dự phòng hơn. Các chỉ số về giá bất động sản cho thấy giá nhà ở đang tăng một cách khiêm tốn sau nhiều năm trì trệ.
Triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam sẽ tăng lên nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước thành viên thông qua. Các nhân tố thương mại tự do của TPP sẽ hạ các hàng rào thuế quan, mở ra cánh cửa rộng hơn cho Việt Nam tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia.
Các bên tham gia ký kết TPP chiếm tới 39% tổng giá trị xuất khẩu và 23% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014. Nếu một thỏa thuận tự do thương mại riêng biệt khác với Liên minh châu Âu được ký kết, các hàng rào thuế quan với Việt Nam tại đây cũng sẽ được hạ xuống, mở ra cơ hội tiếp cận thêm một thị trường xuất khẩu lớn.
Dự báo triển vọng ổn định đã phản ánh đánh giá của Fitch rằng các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xếp hạng hiện đang ở mức cân bằng.
Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động tích cực, cả của cá nhân và tập thể bao gồm:
1. Cam kết kiềm chế thâm hụt ngân sách, góp phần giúp tỉ lệ nợ chính phủ giảm nhẹ hơn.
2. Tăng tính minh bạch về mức độ và rủi ro xoay quanh công nợ tiềm tàng
3. Cải cách ngân hàng có nhiều tiến bộ hơn.
Các yếu tố chính dẫn đến hoạt động tiêu cực của cả cá nhân và tập thể bao gồm:
1. Một sự chuyển dịch từ kêt hợp chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu đạt sự ổn định vĩ mô, lạm phát thấp và ổn định, và cân bằng bên ngoài
2. Giảm dự trữ ngoại hối ở mức gây mất ổn định nền kinh tế
Các giả định chính
1. Không leo thang tranh chấp khu vực hay địa chính trị tới mức gây gián đoạn thương mại và dòng chảy tài chính
2. Các điều kiện kinh tế thế giới phù hợp với Dự báo Kinh tế thế giới của Fitch./.
Hội đồng Bảo an ra tuyên bố về tình hình khủng hoảng Libya  (08/11/2015)
Hội đồng Bảo an ra tuyên bố về tình hình khủng hoảng Libya  (08/11/2015)
Myanmar bước vào cuộc bầu cử lịch sử  (08/11/2015)
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông  (08/11/2015)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Italia  (08/11/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên