Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi năm học 2015
21:17, ngày 07-11-2015
TCCSĐT - Sáng 07-11-2015, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi năm học 2015.
Đến dự Lễ tuyên dương có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Giàng Seo Phử, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các đồng chí lãnh đạo các đơn vị phối hợp cùng 122 em học sinh dân tộc thiểu số học giỏi được tuyên dương năm học 2015.
Những năm gần đây, cùng với chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác giáo dục mũi nhọn đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng. Nhiều tỉnh có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kết quả thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của học sinh là người dân tộc thiểu số được nâng lên về chất lượng và số lượng. Năm 2015, có 122 học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi và thi đại học, cao đẳng, trong đó có 105 học sinh đạt giải quốc gia (gồm 01 giải Nhất, 16 giải Nhì, 30 giải Ba, 58 giải Khuyến khích); 02 học sinh đỗ thủ khoa và 15 học sinh đạt điểm cao từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi đại học, cao đẳng; thuộc 13 thành phần dân tộc, gồm: Tày, Nùng, Mường, Hoa, Thái, Mông, Sán Dìu, Dáy, Hà Nhì, Lô Lô, Dao, Dáy, Mnông đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam của đất nước.
Tiêu biểu là các em: Lâm Phước Nguyên, dân tộc Hoa, trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, đạt giải Nhất môn tiếng Trung Quốc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; em Vàng A Minh, dân tộc Mông, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đạt giải Nhì môn Địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; em Ma Thế Toàn, dân tộc Tày, thủ khoa Học viện Chính sách và Phát triển,…
Phát biểu khai mạc, đồng chí Giàng Seo Phử khẳng định: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ban hành nhiều chính sách, dành nhiều nguồn lực, ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi. Do đó, trình độ dân trí vùng dân tộc và miền núi ngày càng được nâng lên đáng kể. Đồng chí Giàng Seo Phử nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà 122 em học sinh dân tộc thiểu số đạt được năm học 2015.
Phát biểu bế mạc, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hiện nay, các vùng dân tộc, miền núi còn nhiều khó khăn, dân trí chưa cao, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Đồng chí đề nghị:
Thứ nhất, cần tập trung phát triển giáo dục - đào tạo. Coi đây là giải pháp quan trọng nhằm xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch điều kiện sống giữa đồng bằng, thành thị với vùng dân tộc, miền núi. Các tỉnh, thành, địa phương, ngành giáo dục, các cơ quan, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đồng thời, rà soát lại các chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Thứ hai, các tỉnh, thành, địa phương, các bộ, ban, ngành tiếp tục chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng của đội ngũ thầy giáo, cô giáo vùng dân tộc miền núi để đáp ứng nhu cầu giáo dục, đổi mới giáo trình, giáo án, phương thức giảng dạy.
Thứ ba, các cơ quan chức năng cùng cộng đồng xã hội, các cấp, các ngành cần quan tâm xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, tạo điều kiện dạy và học tốt hơn cho thầy và trò vùng dân tộc miền núi; tiếp tục nhân rộng các mô hình, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường dự bị đại học dân tộc để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, cần có những chính sách, hình thức khuyến khích, động viên các em học sinh dân tộc thiểu số học giỏi, các thầy cô giáo vùng dân tộc và miền núi kịp thời.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Các em học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương ngày hôm nay và học sinh dân tộc thiểu số nói chung tiếp tục thực hiện lời Bác Hồ dạy, nỗ lực học tập và rèn luyện không ngừng để lập thân, lập nghiệp, phấn đấu thành những nhân tài cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước./.
Những năm gần đây, cùng với chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác giáo dục mũi nhọn đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng. Nhiều tỉnh có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kết quả thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của học sinh là người dân tộc thiểu số được nâng lên về chất lượng và số lượng. Năm 2015, có 122 học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi và thi đại học, cao đẳng, trong đó có 105 học sinh đạt giải quốc gia (gồm 01 giải Nhất, 16 giải Nhì, 30 giải Ba, 58 giải Khuyến khích); 02 học sinh đỗ thủ khoa và 15 học sinh đạt điểm cao từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi đại học, cao đẳng; thuộc 13 thành phần dân tộc, gồm: Tày, Nùng, Mường, Hoa, Thái, Mông, Sán Dìu, Dáy, Hà Nhì, Lô Lô, Dao, Dáy, Mnông đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam của đất nước.
Tiêu biểu là các em: Lâm Phước Nguyên, dân tộc Hoa, trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, đạt giải Nhất môn tiếng Trung Quốc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; em Vàng A Minh, dân tộc Mông, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đạt giải Nhì môn Địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; em Ma Thế Toàn, dân tộc Tày, thủ khoa Học viện Chính sách và Phát triển,…
Phát biểu khai mạc, đồng chí Giàng Seo Phử khẳng định: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ban hành nhiều chính sách, dành nhiều nguồn lực, ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi. Do đó, trình độ dân trí vùng dân tộc và miền núi ngày càng được nâng lên đáng kể. Đồng chí Giàng Seo Phử nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà 122 em học sinh dân tộc thiểu số đạt được năm học 2015.
Phát biểu bế mạc, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hiện nay, các vùng dân tộc, miền núi còn nhiều khó khăn, dân trí chưa cao, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Đồng chí đề nghị:
Thứ nhất, cần tập trung phát triển giáo dục - đào tạo. Coi đây là giải pháp quan trọng nhằm xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch điều kiện sống giữa đồng bằng, thành thị với vùng dân tộc, miền núi. Các tỉnh, thành, địa phương, ngành giáo dục, các cơ quan, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đồng thời, rà soát lại các chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Thứ hai, các tỉnh, thành, địa phương, các bộ, ban, ngành tiếp tục chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng của đội ngũ thầy giáo, cô giáo vùng dân tộc miền núi để đáp ứng nhu cầu giáo dục, đổi mới giáo trình, giáo án, phương thức giảng dạy.
Thứ ba, các cơ quan chức năng cùng cộng đồng xã hội, các cấp, các ngành cần quan tâm xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, tạo điều kiện dạy và học tốt hơn cho thầy và trò vùng dân tộc miền núi; tiếp tục nhân rộng các mô hình, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường dự bị đại học dân tộc để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, cần có những chính sách, hình thức khuyến khích, động viên các em học sinh dân tộc thiểu số học giỏi, các thầy cô giáo vùng dân tộc và miền núi kịp thời.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Các em học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương ngày hôm nay và học sinh dân tộc thiểu số nói chung tiếp tục thực hiện lời Bác Hồ dạy, nỗ lực học tập và rèn luyện không ngừng để lập thân, lập nghiệp, phấn đấu thành những nhân tài cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước./.
Dòng tị nạn đổ vào châu Âu có thể vượt 1 triệu người trong năm 2015  (07/11/2015)
Singapore - Trung Quốc trao đổi ý định thư nâng cấp Hiệp định FTA  (07/11/2015)
Trung Quốc đề xuất 4 điểm tăng cường hợp tác với các nước láng giềng  (07/11/2015)
Ngoại trưởng ASEM hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về Biển Đông  (07/11/2015)
Lãnh đạo Hà Nội đặt hoa kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười  (07/11/2015)
Tổng thống Iceland kết thúc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (07/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên