Chuyển giao công nghệ, ngư cụ khai thác cá ngừ hiện đại cho ngư dân
22:47, ngày 31-10-2015
Sáng 31-10-2015, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ giao nhận công nghệ và ngư cụ khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân Bình Định.
Buổi lễ được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai tổ chức, nhằm chuyển giao công nghệ và ngư cụ cho 25 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định.
Phát biểu tại buổi lễ, ngài Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai nhấn mạnh, sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nhật Bản tháng 3-2014, để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và bước đầu hỗ trợ 5 hộ dân đầu tiên thí điểm cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.
Nhờ đó, tháng 8-2014, chuyến hàng cá ngừ đầu tiên ứng dụng công nghệ mới, chất lượng tươi ngon của ngư dân miền Trung đã được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao. Sau những thành công ban đầu, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, JICA quyết định lập dự án, tăng cường hỗ trợ ngư cụ và công nghệ hiện đại đánh bắt cho ngư dân Bình Định, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Trong quá trình triển khai, vượt qua những khó khăn từ lúc manh nha ý tưởng đến thành quả thực tế, chương trình luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Định, chuyên gia Nhật Bản, cùng nỗ lực của ngư dân, đạt mục tiêu đề ra, từng bước phát triển bền vững.
Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của các chủ tàu, chuyên gia thủy sản trong và ngoài nước, đại diện phía Nhật Bản, đã giới thiệu dự án, giới thiệu tính năng ưu việt của các thiết bị đánh bắt như máy xung điện, lưới, lưỡi câu, mồi câu..., hướng dẫn quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ cho ngư dân.
Phía bạn bày tỏ mong muốn ngư dân Bình Định sẽ tiếp thu và ứng dụng thành công công nghệ đánh bắt này để nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiện đời sống và thu nhập; đưa thương hiệu cá ngừ đại dương Bình Định đến thị trường Nhật Bản.
Đại diện tỉnh Bình Định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đại diện ngư dân bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng Nhật Bản, khẳng định đây sẽ là bước đột phá mạnh mẽ, thay đổi phương thức đánh bắt nhỏ lẻ truyền thống, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề cá Bình Định - nơi có đội tàu gồm 6.800 tàu cá hoạt động tích cực ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Các đại biểu cũng đề nghị các hộ ngư dân tham gia dự án sẽ tiếp thu đầy đủ, thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn của chuyên gia, ứng dụng thành công công nghệ đánh bắt tiên tiến vào sản xuất, đưa khai thác cá ngừ thành ngành kinh tế chủ đạo của địa phương.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bình Định cùng các ngư dân đã chứng kiến lễ kí kết biên bản giao nhận ngư cụ của Nhật Bản và kinh phí nâng cấp hầm bảo quản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho ngư dân; bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Kagoshima (Nhật Bản) và tỉnh Bình Định trong nghiên cứu tiềm năng thủy sản. Chủ tịch nước cũng đã tặng quà cho các ngư dân tham gia chương trình, có nhiều đóng góp trong quá trình vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.
Phát biểu tại buổi lễ, ngài Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai nhấn mạnh, sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nhật Bản tháng 3-2014, để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và bước đầu hỗ trợ 5 hộ dân đầu tiên thí điểm cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.
Nhờ đó, tháng 8-2014, chuyến hàng cá ngừ đầu tiên ứng dụng công nghệ mới, chất lượng tươi ngon của ngư dân miền Trung đã được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao. Sau những thành công ban đầu, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, JICA quyết định lập dự án, tăng cường hỗ trợ ngư cụ và công nghệ hiện đại đánh bắt cho ngư dân Bình Định, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Trong quá trình triển khai, vượt qua những khó khăn từ lúc manh nha ý tưởng đến thành quả thực tế, chương trình luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Định, chuyên gia Nhật Bản, cùng nỗ lực của ngư dân, đạt mục tiêu đề ra, từng bước phát triển bền vững.
Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của các chủ tàu, chuyên gia thủy sản trong và ngoài nước, đại diện phía Nhật Bản, đã giới thiệu dự án, giới thiệu tính năng ưu việt của các thiết bị đánh bắt như máy xung điện, lưới, lưỡi câu, mồi câu..., hướng dẫn quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ cho ngư dân.
Phía bạn bày tỏ mong muốn ngư dân Bình Định sẽ tiếp thu và ứng dụng thành công công nghệ đánh bắt này để nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiện đời sống và thu nhập; đưa thương hiệu cá ngừ đại dương Bình Định đến thị trường Nhật Bản.
Đại diện tỉnh Bình Định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đại diện ngư dân bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng Nhật Bản, khẳng định đây sẽ là bước đột phá mạnh mẽ, thay đổi phương thức đánh bắt nhỏ lẻ truyền thống, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề cá Bình Định - nơi có đội tàu gồm 6.800 tàu cá hoạt động tích cực ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Các đại biểu cũng đề nghị các hộ ngư dân tham gia dự án sẽ tiếp thu đầy đủ, thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn của chuyên gia, ứng dụng thành công công nghệ đánh bắt tiên tiến vào sản xuất, đưa khai thác cá ngừ thành ngành kinh tế chủ đạo của địa phương.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bình Định cùng các ngư dân đã chứng kiến lễ kí kết biên bản giao nhận ngư cụ của Nhật Bản và kinh phí nâng cấp hầm bảo quản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho ngư dân; bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Kagoshima (Nhật Bản) và tỉnh Bình Định trong nghiên cứu tiềm năng thủy sản. Chủ tịch nước cũng đã tặng quà cho các ngư dân tham gia chương trình, có nhiều đóng góp trong quá trình vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc./.
Thiệt hại và lợi ích từ chính sách thả nổi đồng ruble của Nga  (31/10/2015)
Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý ở Biển Đông  (31/10/2015)
Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá  (31/10/2015)
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc bỏ phạt tử hình ở một số tội  (30/10/2015)
Làm rõ nhiều nội dung của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi  (30/10/2015)
Sửa đổi quy định về quản lý biên chế công chức  (30/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên