Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý ở Biển Đông
16:49, ngày 31-10-2015
"Việt Nam theo dõi sát tiến trình vụ kiện của Philippines và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông."
Ngày 31-10-2015, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc ngày 29-10-2015, Tòa trọng tài vụ kiện Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết về vấn đề thẩm quyền và Tuyên bố ngày 30-10-2015 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ Phán quyết trên, trong đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo tại Biển Đông cũng như các quyền lợi của Trung Quốc hình thành trong lịch sử tại Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
"Trước hết, tôi xin khẳng định một lần nữa chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước."
"Liên quan đến vụ kiện của Philippines, Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông," Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thêm quan điểm của Việt Nam được nêu trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
"Tôi xin tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó, như sau:
Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước.
Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia"./.
"Trước hết, tôi xin khẳng định một lần nữa chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước."
"Liên quan đến vụ kiện của Philippines, Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông," Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thêm quan điểm của Việt Nam được nêu trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
"Tôi xin tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó, như sau:
Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước.
Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia"./.
Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá  (31/10/2015)
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc bỏ phạt tử hình ở một số tội  (30/10/2015)
Làm rõ nhiều nội dung của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi  (30/10/2015)
Sửa đổi quy định về quản lý biên chế công chức  (30/10/2015)
Chính thức đón dòng dầu khí đầu tiên từ mỏ Tê giác trắng  (30/10/2015)
Việt - Trung phối hợp hiệu quả về quản lý và bảo vệ biên giới  (30/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay