Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá
16:46, ngày 31-10-2015
Ngày 30-10-2015, Mỹ, Nga, Iran và 14 nước khác tham gia Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria tại thủ đô Vienna của Áo đã kêu gọi về một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc tại Syria, nối lại cuộc đàm phán do Liên hợp quốc làm trung gian giữa chính quyền Damascus và phe đối lập cũng như tiến hành các cuộc bầu cử mới.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị ở Vienna, các bên tham gia khẳng định "những bất đồng lớn vẫn tồn tại,” song nhất trí "cần phải đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến" ở Syria.
Theo tuyên bố, các nước tham gia đàm phán đã đề nghị Liên hợp quốc tập hợp các đại diện của chính quyền Syria và phe đối lập nhằm khởi động "một tiến trình chính trị dẫn đến một chính quyền đáng tin cậy, đa đại diện, phi giáo phái, sau đó là một bản hiến pháp mới và các cuộc bầu cử.”
Phát biểu tại buổi họp báo sau hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông cùng hai người đồng cấp của Iran và Nga đã "thừa nhận về sự bất đồng" liên quan đến số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo ông Kerry, Washington tiếp tục tin rằng việc Assad từ bỏ quyền lực sẽ góp phần mở đường cho một thỏa thuận nhằm chấm dứt nội chiến Syria và giúp đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Kerry khẳng định Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phản đối quan điểm này, song cả ba sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để theo đuổi một giải pháp chính trị.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh cuộc đàm phán ngày 30-10 về khủng hoảng Syria đã không thể đạt được thỏa thuận liên quan đến số phận của ông Assad, đồng thời bày tỏ hy vọng người dân Syria sẽ quyết định tương lai của nhà lãnh đạo này.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đã không có bước đột phá nào đạt được nhưng thực tế các bên cũng không đặt nhiều kỳ vọng cho hội nghị lần này.
Theo ông Steinmeier, đàm phán sẽ được nối lại trong hai tuần tới. Các bên sẽ tập trung thảo luận việc thiết lập chính phủ chuyển tiếp, tiến hành những cuộc bầu cử mới và thực thi các lệnh ngừng bắn toàn quốc hay khu vực nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria.
Trước khi hội nghị diễn ra, giới phân tích cũng đã nhìn thấy trước khả năng cuộc họp không đưa đến kết quả mang tính quyết định do sự khác biệt quan điểm giữa các bên là quá lớn.
Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được ghi nhận là một bước tiến khi tập hợp quanh bàn đàm phán các bên có quan điểm đối lập nhau. Trên thực tế, Iran - đồng minh thân cận của chính quyền Bashar al-Assad, cũng đã lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị.
Theo tuyên bố, các nước tham gia đàm phán đã đề nghị Liên hợp quốc tập hợp các đại diện của chính quyền Syria và phe đối lập nhằm khởi động "một tiến trình chính trị dẫn đến một chính quyền đáng tin cậy, đa đại diện, phi giáo phái, sau đó là một bản hiến pháp mới và các cuộc bầu cử.”
Phát biểu tại buổi họp báo sau hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông cùng hai người đồng cấp của Iran và Nga đã "thừa nhận về sự bất đồng" liên quan đến số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo ông Kerry, Washington tiếp tục tin rằng việc Assad từ bỏ quyền lực sẽ góp phần mở đường cho một thỏa thuận nhằm chấm dứt nội chiến Syria và giúp đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Kerry khẳng định Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phản đối quan điểm này, song cả ba sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để theo đuổi một giải pháp chính trị.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh cuộc đàm phán ngày 30-10 về khủng hoảng Syria đã không thể đạt được thỏa thuận liên quan đến số phận của ông Assad, đồng thời bày tỏ hy vọng người dân Syria sẽ quyết định tương lai của nhà lãnh đạo này.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đã không có bước đột phá nào đạt được nhưng thực tế các bên cũng không đặt nhiều kỳ vọng cho hội nghị lần này.
Theo ông Steinmeier, đàm phán sẽ được nối lại trong hai tuần tới. Các bên sẽ tập trung thảo luận việc thiết lập chính phủ chuyển tiếp, tiến hành những cuộc bầu cử mới và thực thi các lệnh ngừng bắn toàn quốc hay khu vực nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria.
Trước khi hội nghị diễn ra, giới phân tích cũng đã nhìn thấy trước khả năng cuộc họp không đưa đến kết quả mang tính quyết định do sự khác biệt quan điểm giữa các bên là quá lớn.
Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được ghi nhận là một bước tiến khi tập hợp quanh bàn đàm phán các bên có quan điểm đối lập nhau. Trên thực tế, Iran - đồng minh thân cận của chính quyền Bashar al-Assad, cũng đã lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị.
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc bỏ phạt tử hình ở một số tội  (30/10/2015)
Làm rõ nhiều nội dung của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi  (30/10/2015)
Sửa đổi quy định về quản lý biên chế công chức  (30/10/2015)
Chính thức đón dòng dầu khí đầu tiên từ mỏ Tê giác trắng  (30/10/2015)
Việt - Trung phối hợp hiệu quả về quản lý và bảo vệ biên giới  (30/10/2015)
Các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia thúc đẩy hợp tác toàn diện  (30/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay