Các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia thúc đẩy hợp tác toàn diện
22:36, ngày 30-10-2015
Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8 đã được tổ chức ngày 28-10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng.
Bên lề hội nghị, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn SOM Việt Nam và Quốc Vụ Khanh Bộ Nội vụ Campuchia Prum Sokha, Trưởng đoàn SOM Campuchia, về quan hệ hợp tác, phát triển giữa các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia.
Nhấn mạnh kết quả của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn SOM Việt Nam cho biết, đây là cơ chế hợp tác quan trọng, góp phần vào quan hệ chung giữa hai nước, đồng thời liên quan trực tiếp tới các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia.
Hai bên đã nhất trí về kết quả đạt được trong hợp tác, phát triển ở khu vực biên giới hai nước. Kết quả đó thể hiện ở cấp Trung ương đã xây dựng cơ chế, luật pháp, kể từ Hội nghị lần thứ 7 đã xây dựng được nhiều cơ chế, văn bản pháp lý, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và có sự tham gia của tất cả các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương.
Ví dụ như phía Việt Nam là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phía Campuchia là Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Campuchia, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ hợp tác, phát triển giữa các tỉnh biên giới hai nước thời gian qua đã thành công tốt đẹp, đem lại những kết quả thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết hai bên nhất trí phương hướng hợp tác thời gian tới, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý ở cấp Trung ương, như trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, đề ra biện pháp cụ thể ở cấp địa phương để triển khai và phát huy những cái đã có, như hỗ trợ giáo dục đào tạo giữa các địa phương của Việt Nam và Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi về thương mại ngay tại đường biên giới để doanh nghiệp và người dân ở các tỉnh giáp biên giới hai nước giới thiệu sản phẩm, giao lưu trao đổi hàng hóa; hỗ trợ quản lý tốt hơn đường biên giới, vừa là thực hiện các hiệp định, thỏa thuận đã có về vấn đề quản lý đường biên liên quan, cả vấn đề phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nông sản, thủy sản ở cả hai nước.
Mặt khác, công tác quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân và phát triển kinh tế của chính các địa phương biên giới.
Hai bên thỏa thuận xây dựng, quản lý tốt những thỏa thuận đạt được trong công tác phân giới cắm mốc, đồng thời thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc đúng kế hoạch đề ra.
Hai bên cùng phối hợp với nhau, một mặt làm tốt công tác biên giới, mặt khác phối hợp có hiệu quả hơn, giáo dục nhân dân biên giới hai nước hiểu hơn về pháp luật, có ý thức hơn về công tác đó, đồng thời hai bên cũng phối hợp với nhau để đấu tranh có hiệu quả đối với việc lợi dụng của một số phần tử quá khích, cực đoan nhằm phá quan hệ hai nước, phá quan hệ hợp tác rất tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước, của nhân dân các tỉnh biên giới.
Đặc biệt, trong Thông cáo chung đã đánh giá cao nỗ lực của chính quyền, nhân dân các tỉnh biên giới hai nước trong vấn đề này và cũng nêu ra một số vấn đề cần khắc phục, như cơ sở hạ tầng mặc dù có nhiều tiến bộ, đường lên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế là tốt nhưng đường lên cửa khẩu phụ hoặc đường khác còn phải nâng cấp. Nguồn lực địa phương rất cố gắng nhưng còn hạn chế và sự hỗ trợ của các bộ, ngành hai nước như thế nào.
Mặc dù hai nước đã có thỏa thuận, tham gia hiệp định trong khuôn khổ khu vực và quốc tế, nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể cần có thêm thỏa thuận, hiệp định mới hoặc cập nhật những thỏa thuận, hiệp định cũ để cụ thể hóa thực hiện hợp tác.
Hai bên cũng thấy những hạn chế cần khắc phục, làm tốt hơn liên quan đến công tác quản lý biên giới. Công tác biên giới không chỉ có vấn đề đường biên mà cả những vấn đề hợp tác, lớn nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, hỗ trợ lẫn nhau phát triển xã hội, giáo dục và y tế.
Như vậy, trong thời gian một tháng có hai hội nghị, hai cơ chế rất quan trọng liên quan đến hợp tác giữa hai nước, đó là Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và Hội nghị Hợp tác, Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần này, cho thấy cả hai nước coi trọng quan hệ hợp tác và nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Quốc Vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia Prum Sokha, Trưởng đoàn SOM Campuchia chia sẻ, điểm nổi bật nhất trong kỳ họp này là tất cả nội dung, vấn đề được cải tổ hoàn thiện, làm thế nào để thúc đẩy phát triển ở các khu vực biên giới hai nước ngày càng mạnh mẽ, trong đó có vấn đề trao đổi thương mại, đầu tư hay vấn đề khác liên quan..., tạo điều kiện cho việc giao dịch giữa nhân dân hai nước ngày càng thuận tiện.
Hai bên ngày càng hiểu và thông cảm lẫn nhau và khi đã hiểu, bắt tay nhau giải quyết những gì còn tồn tại. So với lần trước, lần này chủ yếu hai bên tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hơn nữa sự hợp tác về mặt kinh tế giữa nhân dân hai nước./.
Nhấn mạnh kết quả của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn SOM Việt Nam cho biết, đây là cơ chế hợp tác quan trọng, góp phần vào quan hệ chung giữa hai nước, đồng thời liên quan trực tiếp tới các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia.
Hai bên đã nhất trí về kết quả đạt được trong hợp tác, phát triển ở khu vực biên giới hai nước. Kết quả đó thể hiện ở cấp Trung ương đã xây dựng cơ chế, luật pháp, kể từ Hội nghị lần thứ 7 đã xây dựng được nhiều cơ chế, văn bản pháp lý, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và có sự tham gia của tất cả các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương.
Ví dụ như phía Việt Nam là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phía Campuchia là Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Campuchia, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ hợp tác, phát triển giữa các tỉnh biên giới hai nước thời gian qua đã thành công tốt đẹp, đem lại những kết quả thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết hai bên nhất trí phương hướng hợp tác thời gian tới, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý ở cấp Trung ương, như trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, đề ra biện pháp cụ thể ở cấp địa phương để triển khai và phát huy những cái đã có, như hỗ trợ giáo dục đào tạo giữa các địa phương của Việt Nam và Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi về thương mại ngay tại đường biên giới để doanh nghiệp và người dân ở các tỉnh giáp biên giới hai nước giới thiệu sản phẩm, giao lưu trao đổi hàng hóa; hỗ trợ quản lý tốt hơn đường biên giới, vừa là thực hiện các hiệp định, thỏa thuận đã có về vấn đề quản lý đường biên liên quan, cả vấn đề phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nông sản, thủy sản ở cả hai nước.
Mặt khác, công tác quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân và phát triển kinh tế của chính các địa phương biên giới.
Hai bên thỏa thuận xây dựng, quản lý tốt những thỏa thuận đạt được trong công tác phân giới cắm mốc, đồng thời thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc đúng kế hoạch đề ra.
Hai bên cùng phối hợp với nhau, một mặt làm tốt công tác biên giới, mặt khác phối hợp có hiệu quả hơn, giáo dục nhân dân biên giới hai nước hiểu hơn về pháp luật, có ý thức hơn về công tác đó, đồng thời hai bên cũng phối hợp với nhau để đấu tranh có hiệu quả đối với việc lợi dụng của một số phần tử quá khích, cực đoan nhằm phá quan hệ hai nước, phá quan hệ hợp tác rất tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước, của nhân dân các tỉnh biên giới.
Đặc biệt, trong Thông cáo chung đã đánh giá cao nỗ lực của chính quyền, nhân dân các tỉnh biên giới hai nước trong vấn đề này và cũng nêu ra một số vấn đề cần khắc phục, như cơ sở hạ tầng mặc dù có nhiều tiến bộ, đường lên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế là tốt nhưng đường lên cửa khẩu phụ hoặc đường khác còn phải nâng cấp. Nguồn lực địa phương rất cố gắng nhưng còn hạn chế và sự hỗ trợ của các bộ, ngành hai nước như thế nào.
Mặc dù hai nước đã có thỏa thuận, tham gia hiệp định trong khuôn khổ khu vực và quốc tế, nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể cần có thêm thỏa thuận, hiệp định mới hoặc cập nhật những thỏa thuận, hiệp định cũ để cụ thể hóa thực hiện hợp tác.
Hai bên cũng thấy những hạn chế cần khắc phục, làm tốt hơn liên quan đến công tác quản lý biên giới. Công tác biên giới không chỉ có vấn đề đường biên mà cả những vấn đề hợp tác, lớn nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, hỗ trợ lẫn nhau phát triển xã hội, giáo dục và y tế.
Như vậy, trong thời gian một tháng có hai hội nghị, hai cơ chế rất quan trọng liên quan đến hợp tác giữa hai nước, đó là Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và Hội nghị Hợp tác, Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần này, cho thấy cả hai nước coi trọng quan hệ hợp tác và nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Quốc Vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia Prum Sokha, Trưởng đoàn SOM Campuchia chia sẻ, điểm nổi bật nhất trong kỳ họp này là tất cả nội dung, vấn đề được cải tổ hoàn thiện, làm thế nào để thúc đẩy phát triển ở các khu vực biên giới hai nước ngày càng mạnh mẽ, trong đó có vấn đề trao đổi thương mại, đầu tư hay vấn đề khác liên quan..., tạo điều kiện cho việc giao dịch giữa nhân dân hai nước ngày càng thuận tiện.
Hai bên ngày càng hiểu và thông cảm lẫn nhau và khi đã hiểu, bắt tay nhau giải quyết những gì còn tồn tại. So với lần trước, lần này chủ yếu hai bên tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hơn nữa sự hợp tác về mặt kinh tế giữa nhân dân hai nước./.
Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thâm nhập thị trường  (30/10/2015)
Tìm giải pháp phù hợp trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020  (30/10/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2015  (30/10/2015)
Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia  (30/10/2015)
Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia  (30/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên