"Không nên đưa Mặt trận vào chủ thể trưng cầu ý dân"
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13, chiều 03-6, Quốc hội thảo luận ở tổ về hai dự án Luật Trưng cầu ý dân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hàng hải Việt Nam.
Nên quy định ba chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân
Góp ý về dự án Luật Trưng cầu ý dân, qua thảo luận, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành và cho rằng dự thảo Luật được trình lần này sẽ cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho người dân tham gia vào công việc của Nhà nước và trực tiếp thể hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.
Thảo luận về phạm vi trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu đồng tình với dự thảo Luật quy định các cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên phạm vi cả nước. Vì điều này thống nhất với thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là thuộc về Quốc hội đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.
Đồng tình với dự thảo Luật, đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) cho rằng, các vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân phải là những sự việc lớn có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích chung quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân trong xã hội. Đối với các vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân ở một số địa phương hoặc vùng lãnh thổ nhất định thì hiện nay pháp luật đã quy định cơ chế bảo đảm có sự tham gia ý kiến của người dân trực tiếp chịu tác động.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận), dự thảo Luật nên có quy định mở, để trong một số trường hợp có thể trưng cầu ý dân tại một số tỉnh, thành phố về các vấn đề mang tính chuyên biệt của địa phương đó. Thay vì chỉ quy định phạm vi toàn quốc đối với tất cả các cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc mà không tiến hành ở phạm vi địa phương.
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho rằng trưng cầu ý dân là những vấn đề dân bỏ phiếu xong, chọn phương án nào và khi công bố có giá trị ngay mà không cần cơ quan khác can thiệp, thậm chí Quốc hội cũng không cần ra nghị quyết. Ví dụ, có những vấn đề bức xúc chỉ riêng ở địa phương này, nếu đưa ra toàn quốc chắc gì bà con vùng khác đã quan tâm. Do đó, không nên bỏ trưng cầu ý dân cấp khu vực.
Về chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu đã chọn phương án 1 là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Các đại biểu cho rằng, quy định như vậy mới bảo đảm tầm quan trọng của việc đề nghị trưng cầu ý dân và thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội.
Tán thành phương án 1, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho rằng, nếu đưa thêm Mặt trận vào chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân thì sẽ không phù hợp với quy định Hiến pháp. Cũng đồng tình phương án này, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng việc trưng cầu dân ý Việt Nam chưa có kinh nghiệm, trong khi đó nhiều vấn đề phức tạp đang diễn ra ở cả trong nước và thế giới. Do vậy, vấn đề này không nên đưa thêm Mặt trận vào.
Góp ý về kết quả trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Theo đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình), khi tổ chức trưng cầu ý dân nếu được 50% số người dân tham gia trực tiếp đi bỏ phiếu là đã thành công. Còn nếu quy định phải hai phần ba tổng số cử tri có tên trong danh sách đi bỏ phiếu và phương án được quá hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành thì rất khó.
“Trong thực tế là rất khó, bởi vì người dân khi trưng cầu không phải tất cả họ không đồng ý mà do người ta không quan tâm nên không đi bỏ phiếu. Trong trường hợp có những điều chúng ta cần trưng cầu. Ví dụ như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chúng ta cần trưng cầu ý dân. Thế nhưng chờ đủ 2/3 số người đồng ý thì rất khó. Việc này rất cần nhưng vì một số người không quan tâm không đi bỏ phiếu mà căn cứ vào kết quả đó có khi bỏ lỡ cơ hội. Theo tôi, chúng ta nên theo hướng 50% số người dân tham gia trực tiếp bỏ phiếu", đại biểu Thường góp ý.
Liên quan đến dự án Luật Trưng cầu dân ý, các đại biểu cũng đã góp ý cụ thể vào một số nội dung khác như cơ quan, tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân; giải quyết khiếu nại về kết quả trưng cầu ý dân…
Nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hàng hải Việt Nam
Trong buổi làm việc tại tổ buổi chiều, các đại biểu đã thảo luận, góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hàng hải Việt Nam. Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí, dự án Luật cần tập trung sửa đổi, bổ sung những quy định chung; quy định về tàu biển; quy định về thuyền bộ…
Góp ý cụ thể về cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và phá dỡ tàu biển, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số đại biểu khác đề nghị, Luật cần quy định rõ điều kiện đối với doanh nghiệp nhập tàu cũ về phá dỡ vì tàu cũ rất nguy hiểm về cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường và an toàn lao động. Luật cũng phải quy định quy hoạch rõ vùng phá dỡ tàu cũ, nhất là đối với những vùng kinh tế, nuôi trồng thủy sản thì không cho phép nhập tàu cũ về để phá dỡ; đồng thời, Luật phải quy định các điều kiện an toàn về cháy nổ, xử lý nơi nguồn nước phá dỡ tàu cũ và xử lý chất thải sau khi phá dỡ tàu cũ.
Theo chương trình, sáng 04-6, các đại biểu làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình dự án Luật an toàn thông tin; thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Bồ Đào Nha  (03/06/2015)
Quy định rõ tỷ lệ đại biểu cơ quan dân cử là nữ, dân tộc thiểu số  (03/06/2015)
ASEAN thúc đẩy chính sách hướng tới cạnh tranh lành mạnh trong khu vực  (03/06/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội  (03/06/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay