Khung hành động Xen-đai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thảm họa
TCCSĐT - Chiều 02-6-2015, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Cơ quan giảm nhẹ rủi ro thảm họa của Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo giới thiệu Khung hành động Xen-đai và Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2015 về giảm nhẹ rủi ro thảm họa.
Tháng 3-2015, tại Hội nghị thế giới lần thứ 3 về giảm nhẹ rủi ro thảm họa được tổ chức tại Xen-đai (Sendai), Nhật Bản, các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông qua một khung pháp lý mới, hướng dẫn các nước nỗ lực hướng tới giảm bớt những tổn thất do thảm họa gây ra trong tương lai. Khung Xen-đai nhấn mạnh ưu tiên việc đánh giá rủi ro thiên tai, đặc biệt trong quá trình đầu tư phát triển, tiếp cận vấn đề quản lý rủi ro toàn diện hơn và đẩy mạnh “quản trị rủi ro thiên tai”. Khung Xen-đai cũng nhấn mạnh vai trò của hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, tăng cường năng lực dự báo, đồng thời nhấn mạnh vấn đề y tế và bảo vệ sức khỏe cũng như khẳng định ưu tiên các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, khẳng định vai trò của người khuyết tật, thanh niên, học sinh, phụ nữ và trẻ em, người già, dân tộc thiểu số trong việc tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp và khối tư nhân được làm rõ, mặc dù chưa có cam kết cụ thể.
Ưu tiên của Việt Nam trong việc thực hiện Khung hành động Xen-đai là: Xây dựng và hoàn thiện các thể chế quốc gia phù hợp, khuyến khích sự tham gia và huy động nguồn lực của doanh nghiệp cũng như cộng đồng, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước trong hoạt động phòng và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, đánh giá, dự báo, cảnh báo thiên tai và việc ra quyết định của hệ thống cơ quan quản lý các cấp và sự chủ động ứng phó của người dân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ, trẻ em,… Đồng thời, tăng cường hợp tác khu vực, liên khu vực và toàn cầu nhằm nâng cao năng lực của quốc gia và tăng cường các nỗ lực chung nhằm ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Ông Đặng Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai và Trung tâm giảm nhẹ thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo với Chính phủ giao, chỉ định cơ quan đầu mối làm việc với các bộ, ngành liên quan nhằm thực hiện Khung Xen-đai, tăng cường chia sẻ, thúc đẩy việc tích hợp các cam kết trong quá trình xây dựng chiến lược, chương trình hành động,... Việt Nam phối hợp với UNDP thông qua các diễn đàn quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu để tham vấn, lấy ý kiến đóng góp cho việc thực hiện các hành động và mục tiêu ưu tiên tại Việt Nam.
Ông B. Bu-kha-nốp (Bakhodir Burkhanov), Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực vào các chương trình nghị sự về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như về phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động đó góp phần tăng cường hiểu biết, phối hợp giữa các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Việt Nam đã có những hoạt động tăng cường tính hiệu quả của công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cấp độ quốc gia cũng như tăng cường phối hợp hạn chế rủi ro thiên tai ở cấp độ toàn cầu. Những nội dung này đã được tích hợp vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2030.
Giới thiệu Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2015 về giảm nhẹ rủi ro thảm họa, tác giả của báo cáo - ông A. Ma-xcơ-ry (Andrew Maskrey) thuộc Cơ quan giảm nhẹ rủi ro thảm họa của Liên hợp quốc, nhấn mạnh: Năm 2015 là năm có ý nghĩa then chốt của sự phát triển, đặt ra chương trình nghị sự cho việc tiếp cận và xử lý giảm nhẹ rủi ro thảm họa, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo.
Báo cáo cho biết, trên toàn cầu, thiệt hại trung bình hằng năm do các trận động đất, sóng thần, lốc xoáy nhiệt đới và lũ lụt trên sông ước tính lên đến 314 tỷ USD nếu chỉ tính riêng đối với môi trường xây dựng. Con số này sẽ còn cao hơn nếu tính đến các hiểm họa khác, như hạn hán, hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác, như nông nghiệp. Nếu rủi ro này không được giảm bớt, dự kiến trong tương lai, thiệt hại này sẽ là một khoản chi phí lớn trong hoạt động phát triển. Ở những nước chi phí để phòng ngừa rủi ro thảm họa chiếm một tỷ lệ lớn trong đầu tư cơ bản và chi phí xã hội, thì năng lực phát triển trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, đầu tư để giảm nhẹ rủi ro thảm họa và quản lý hiệu quả các rủi ro thảm họa, là điều kiện tiên quyết để phát triển một cách bền vững trong điều kiện khí hậu đang biến đổi./.
Quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng  (03/06/2015)
Phó Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu người có công tỉnh Kon Tum  (02/06/2015)
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Algeria  (02/06/2015)
Việt Nam và Thụy Sĩ tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác  (02/06/2015)
Việt Nam dự Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 104 của ILO  (02/06/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay