Nga - NATO vẫn bất đồng về EUROPRO
21:12, ngày 04-11-2013
TCCSĐT - Ngày 23-10 vừa qua, cuộc họp Hội đồng Nga - NATO (NRC) diễn ra tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ) với sự tham dự của 28 bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO và Nga đã không đạt được tiến bộ nào trong việc thu hẹp bất đồng xung quanh Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu (EUROPRO).
Tổng Thư ký NATO An-đơ Phóc Ra-xmút-xen (Anders Fogh Rasmussen) cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa tìm ra các biện pháp để phối hợp với nhau giải quyết vấn đề EUROPRO. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục có những buổi thảo luận thẳng thắn để giải quyết các bất đồng”.
EUROPRO phá vỡ thế cân bằng chiến lược
Hệ thống EUROPRO, hay còn gọi là hệ thống lá chắn tên lửa, được lên kế hoạch lắp đặt ở châu Âu nhằm chống lại các nguy cơ tấn công từ bên ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây Sôi-gu (Sergei Shoigu) cho biết: “Trước khi nghiên cứu lắp đặt hệ thống EUROPRO, chúng tôi muốn được NATO bảo đảm rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không mang mục đích chống lại Nga”.
Ngay từ năm 2011, cuộc đàm phán cấp cao Nga - Mỹ về EUROPRO bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hô-nô-lu-lu Ha-oai (Honolulu Hawaii - Mỹ) đã không đạt được sự đồng thuận. Phía Nga yêu cầu Mỹ phải có câu trả lời thỏa đáng bằng văn bản về vấn đề EUROPRO, rằng nó không được thiết lập nhằm mục đích chống lại Nga. Khi đó, phía Mỹ cho rằng “họ hiểu mối quan tâm của Nga và sẽ cố gắng để trả lời vấn đề đó”. Tuy nhiên sau đó, Mỹ đã không ký bất kỳ văn bản pháp lý ràng buộc nào với Nga liên quan đến vấn đề trên.
Lần này cũng vậy, các chuyên gia Nga cho rằng, cấu hình EUROPRO đang được đề xuất xây dựng thực sự có khả năng gây tổn hại đến thế cân bằng chiến lược. Mỹ hiện đang nỗ lực trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa, thực chất là cố đạt cho bằng được việc thay thế chương trình phòng thủ tên lửa trước đây đặt tại A-lát-xka và Ca-li-phóc-ni-a, nay chuyển đến Ba Lan, Ru-ma-ni và đặt trạm ra-đa tại Cộng hòa Séc dưới cái tên gọi là “Chương trình phòng thủ chống tên lửa I-ran”. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, thực chất Mỹ và NATO đang tìm cách vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa hạt nhân của Nga.
Kịch bản này đã được tiết lộ từ năm 2006. Khi đó, theo đúng kịch bản thì Mỹ đang trong ngưỡng thực sự không có điểm yếu để Nga và Trung Quốc tấn công hạt nhân; Mỹ sẽ sớm có cơ hội tiêu diệt tiềm năng hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc bằng đợt tấn công đầu tiên.
Không thể viện dẫn bằng kỹ, chiến thuật
Năm 2011, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Ba Lan về việc bố trí trên lãnh thổ nước này hệ thống EUROPRO. Ru-ma-ni cũng đã ký với Mỹ một hiệp ước mang tính ràng buộc. Theo đó, tại Ru-ma-ni, Mỹ sẽ đặt căn cứ tên lửa đánh chặn RIM-161 và tên lửa SM-3. Những tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu cả trên độ cao tiêu chuẩn lẫn trong không gian ngoài vùng khí quyển.
Mỹ cũng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc triển khai trên lãnh thổ nước này các hệ thống ra-đa và tên lửa đánh chặn của Mỹ. Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỹ vẫn quan ngại với các nước Hồi giáo về khả năng dữ liệu từ các mục tiêu của họ bị chuyển cho các quốc gia không thân thiện, trước hết là I-xra-en.
Trên biển, Mỹ cũng đã nâng cấp Hệ thống Aegis trên tàu tuần dương CG-70 Lake Erie và đã đưa vào thử nghiệm từ năm 2008, khi bắn hạ vệ tinh USA-193 bay ở độ cao 247 km với vận tốc 27 nghìn km/h. Mỹ cho rằng, tàu chiến có gắn hệ thống tên lửa sẽ mang tính cơ động cao hơn so với căn cứ tên lửa đặt trên mặt đất, do đó Mỹ sẽ có cơ hội tồn tại để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong điều kiện chiến tranh.
Hiện nay, Mỹ đang có kế hoạch triển khai hệ thống EUROPRO trên tàu của Mỹ tại Địa Trung Hải và Biển Đen. Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận với Tây Ban Nha về việc triển khai tại căn cứ Hải quân ở thành phố Rô-ta miền Nam nước này, 4 tàu của Mỹ đã được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3.
Sự phản ứng của Nga
Với tính năng kỹ, chiến thuật của hệ thống EUROPRO như trên, Nga đã buộc phải đưa ra 5 biện pháp phòng thủ: (1) Đưa trạm ra-đa cảnh báo sớm ở Ka-li-nin-grát (Kaliningrad) vào hoạt động; (2) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu của Lực lượng hạt nhân chiến lược; (3) Trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược mới có thể vượt qua EUROPRO; (4) Nghiên cứu các biện pháp có thể phá hủy các phương tiện thông tin và chỉ huy của EUROPRO; (5) Và sẵn sàng triển khai ở phía Tây và phía Nam nước Nga các hệ thống vũ khí tấn công hiện đại để vô hiệu hóa EUROPRO.
Ngay sau khi Mỹ triển khai EUROPRO ở các nước Đông Âu, ngày 29-11-2011, trạm ra-đa “Voronezh-DM” mới đã được Nga đặt tại thị trấn Pi-ô-nê (Pioneer) ngoại ô Ka-li-nin-grát theo chế độ trực chiến nhằm kiểm soát khoảng không vũ trụ.
Cũng trong năm 2011, Nga đã thành lập lữ đoàn tên lửa đầu tiên triển khai tại Lu-ga thuộc tỉnh Lê-nin-grát (Leningrad), với trang bị là các tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch “Iskander-M” mới nhất. Tên lửa “Iskander-M” có thể mang vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân và tầm phóng lên tới 500 km. Với tầm phóng này, Nga có thể phóng tên lửa từ tỉnh Lê-nin-grát đến tiêu diệt các mục tiêu trong vùng Ban-tích và phía Đông Ba Lan; từ lãnh thổ của Bê-la-rút đến miền Trung Ba Lan; và từ tỉnh Ka-li-nin-grát đến Đức.
Theo các chuyên gia, nếu Nga phóng tên lửa hướng vào Mỹ, thì ra-đa tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể quan sát được hành trình bay của tên lửa Nga và các tên lửa đánh chặn Mỹ tại Ba Lan và Ru-ma-ni cũng không thể đuổi bắt kịp. Các nhà quân sự Nga còn cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Nga đều không tránh khỏi các cuộc tấn công trả đũa hạt nhân của Nga.
Nga cũng đã đưa Lực lượng Phòng không - Vũ trụ vào trực chiến. Lực lượng này được coi là lực lượng phòng thủ tuyến đầu của Nga nhằm chống lại các mối đe dọa quân sự mang tính chiến lược. Theo chỉ huy Lực lượng Phòng không - Vũ trụ, Trung tướng Ô-léc Ô-xta-pen-cô (Oleg Ostapenko), việc sử dụng binh chủng mới này “sẽ cho phép tăng cường tính hiệu quả của phương tiện thông tin, phương tiện tấn công nhằm chống lại các cuộc tấn công trên không - vũ trụ của địch”.
Cuối tháng 12-2011, đơn vị tên lửa phòng không đầu tiên của Nga “Tor-M2” đã có mặt tại Be-la-rút. Đơn vị này đã sáp nhập vào biên chế của Lữ đoàn tên lửa số 120 thuộc Bộ tư lệnh chiến thuật - chiến dịch phía Tây. Những động thái trên cho phép Nga kiểm soát hành động của EUROPRO.
Như vậy có thể thấy, sự bất đồng giữa Nga và NATO thể hiện trên một số vấn đề rất cơ bản. NATO đã không lý giải được mục tiêu thực sự của hệ thống EUROPRO. Họ cũng không đưa ra sự bảo đảm rằng, EUROPRO không nhằm vào Nga bằng văn bản pháp lý; điều quan trọng hơn là EUROPRO sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược đã được hình thành trên thế giới và đây là vấn đề mà phía Nga không thể chấp nhận./.
EUROPRO phá vỡ thế cân bằng chiến lược
Hệ thống EUROPRO, hay còn gọi là hệ thống lá chắn tên lửa, được lên kế hoạch lắp đặt ở châu Âu nhằm chống lại các nguy cơ tấn công từ bên ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây Sôi-gu (Sergei Shoigu) cho biết: “Trước khi nghiên cứu lắp đặt hệ thống EUROPRO, chúng tôi muốn được NATO bảo đảm rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không mang mục đích chống lại Nga”.
Ngay từ năm 2011, cuộc đàm phán cấp cao Nga - Mỹ về EUROPRO bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hô-nô-lu-lu Ha-oai (Honolulu Hawaii - Mỹ) đã không đạt được sự đồng thuận. Phía Nga yêu cầu Mỹ phải có câu trả lời thỏa đáng bằng văn bản về vấn đề EUROPRO, rằng nó không được thiết lập nhằm mục đích chống lại Nga. Khi đó, phía Mỹ cho rằng “họ hiểu mối quan tâm của Nga và sẽ cố gắng để trả lời vấn đề đó”. Tuy nhiên sau đó, Mỹ đã không ký bất kỳ văn bản pháp lý ràng buộc nào với Nga liên quan đến vấn đề trên.
Lần này cũng vậy, các chuyên gia Nga cho rằng, cấu hình EUROPRO đang được đề xuất xây dựng thực sự có khả năng gây tổn hại đến thế cân bằng chiến lược. Mỹ hiện đang nỗ lực trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa, thực chất là cố đạt cho bằng được việc thay thế chương trình phòng thủ tên lửa trước đây đặt tại A-lát-xka và Ca-li-phóc-ni-a, nay chuyển đến Ba Lan, Ru-ma-ni và đặt trạm ra-đa tại Cộng hòa Séc dưới cái tên gọi là “Chương trình phòng thủ chống tên lửa I-ran”. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, thực chất Mỹ và NATO đang tìm cách vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa hạt nhân của Nga.
Kịch bản này đã được tiết lộ từ năm 2006. Khi đó, theo đúng kịch bản thì Mỹ đang trong ngưỡng thực sự không có điểm yếu để Nga và Trung Quốc tấn công hạt nhân; Mỹ sẽ sớm có cơ hội tiêu diệt tiềm năng hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc bằng đợt tấn công đầu tiên.
Không thể viện dẫn bằng kỹ, chiến thuật
Năm 2011, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Ba Lan về việc bố trí trên lãnh thổ nước này hệ thống EUROPRO. Ru-ma-ni cũng đã ký với Mỹ một hiệp ước mang tính ràng buộc. Theo đó, tại Ru-ma-ni, Mỹ sẽ đặt căn cứ tên lửa đánh chặn RIM-161 và tên lửa SM-3. Những tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu cả trên độ cao tiêu chuẩn lẫn trong không gian ngoài vùng khí quyển.
Mỹ cũng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc triển khai trên lãnh thổ nước này các hệ thống ra-đa và tên lửa đánh chặn của Mỹ. Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỹ vẫn quan ngại với các nước Hồi giáo về khả năng dữ liệu từ các mục tiêu của họ bị chuyển cho các quốc gia không thân thiện, trước hết là I-xra-en.
Trên biển, Mỹ cũng đã nâng cấp Hệ thống Aegis trên tàu tuần dương CG-70 Lake Erie và đã đưa vào thử nghiệm từ năm 2008, khi bắn hạ vệ tinh USA-193 bay ở độ cao 247 km với vận tốc 27 nghìn km/h. Mỹ cho rằng, tàu chiến có gắn hệ thống tên lửa sẽ mang tính cơ động cao hơn so với căn cứ tên lửa đặt trên mặt đất, do đó Mỹ sẽ có cơ hội tồn tại để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong điều kiện chiến tranh.
Hiện nay, Mỹ đang có kế hoạch triển khai hệ thống EUROPRO trên tàu của Mỹ tại Địa Trung Hải và Biển Đen. Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận với Tây Ban Nha về việc triển khai tại căn cứ Hải quân ở thành phố Rô-ta miền Nam nước này, 4 tàu của Mỹ đã được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3.
Sự phản ứng của Nga
Với tính năng kỹ, chiến thuật của hệ thống EUROPRO như trên, Nga đã buộc phải đưa ra 5 biện pháp phòng thủ: (1) Đưa trạm ra-đa cảnh báo sớm ở Ka-li-nin-grát (Kaliningrad) vào hoạt động; (2) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu của Lực lượng hạt nhân chiến lược; (3) Trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược mới có thể vượt qua EUROPRO; (4) Nghiên cứu các biện pháp có thể phá hủy các phương tiện thông tin và chỉ huy của EUROPRO; (5) Và sẵn sàng triển khai ở phía Tây và phía Nam nước Nga các hệ thống vũ khí tấn công hiện đại để vô hiệu hóa EUROPRO.
Ngay sau khi Mỹ triển khai EUROPRO ở các nước Đông Âu, ngày 29-11-2011, trạm ra-đa “Voronezh-DM” mới đã được Nga đặt tại thị trấn Pi-ô-nê (Pioneer) ngoại ô Ka-li-nin-grát theo chế độ trực chiến nhằm kiểm soát khoảng không vũ trụ.
Cũng trong năm 2011, Nga đã thành lập lữ đoàn tên lửa đầu tiên triển khai tại Lu-ga thuộc tỉnh Lê-nin-grát (Leningrad), với trang bị là các tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch “Iskander-M” mới nhất. Tên lửa “Iskander-M” có thể mang vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân và tầm phóng lên tới 500 km. Với tầm phóng này, Nga có thể phóng tên lửa từ tỉnh Lê-nin-grát đến tiêu diệt các mục tiêu trong vùng Ban-tích và phía Đông Ba Lan; từ lãnh thổ của Bê-la-rút đến miền Trung Ba Lan; và từ tỉnh Ka-li-nin-grát đến Đức.
Theo các chuyên gia, nếu Nga phóng tên lửa hướng vào Mỹ, thì ra-đa tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể quan sát được hành trình bay của tên lửa Nga và các tên lửa đánh chặn Mỹ tại Ba Lan và Ru-ma-ni cũng không thể đuổi bắt kịp. Các nhà quân sự Nga còn cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Nga đều không tránh khỏi các cuộc tấn công trả đũa hạt nhân của Nga.
Nga cũng đã đưa Lực lượng Phòng không - Vũ trụ vào trực chiến. Lực lượng này được coi là lực lượng phòng thủ tuyến đầu của Nga nhằm chống lại các mối đe dọa quân sự mang tính chiến lược. Theo chỉ huy Lực lượng Phòng không - Vũ trụ, Trung tướng Ô-léc Ô-xta-pen-cô (Oleg Ostapenko), việc sử dụng binh chủng mới này “sẽ cho phép tăng cường tính hiệu quả của phương tiện thông tin, phương tiện tấn công nhằm chống lại các cuộc tấn công trên không - vũ trụ của địch”.
Cuối tháng 12-2011, đơn vị tên lửa phòng không đầu tiên của Nga “Tor-M2” đã có mặt tại Be-la-rút. Đơn vị này đã sáp nhập vào biên chế của Lữ đoàn tên lửa số 120 thuộc Bộ tư lệnh chiến thuật - chiến dịch phía Tây. Những động thái trên cho phép Nga kiểm soát hành động của EUROPRO.
Như vậy có thể thấy, sự bất đồng giữa Nga và NATO thể hiện trên một số vấn đề rất cơ bản. NATO đã không lý giải được mục tiêu thực sự của hệ thống EUROPRO. Họ cũng không đưa ra sự bảo đảm rằng, EUROPRO không nhằm vào Nga bằng văn bản pháp lý; điều quan trọng hơn là EUROPRO sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược đã được hình thành trên thế giới và đây là vấn đề mà phía Nga không thể chấp nhận./.
Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi  (04/11/2013)
Xuất khẩu trên chặng đường nước rút về đích  (04/11/2013)
"Y tế ngoài công lập phải thực hiện 4 tiêu chí công khai"  (04/11/2013)
Nghề công tác xã hội: Thiếu nhưng vẫn khó xin việc  (04/11/2013)
Ban hành nghị định xử phạt vi phạm hàng không dân dụng  (04/11/2013)
Quy định về công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông  (04/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay