Thành ủy Hà Nội tổng kết 8 năm thực hiện “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành phố Hà Nội.
Báo cáo tổng kết do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh trình bày nêu rõ, sau 8 năm triển khai, thực hiện, việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết và các văn bản liên quan đã được ngành tư pháp, các quận huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc; nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp về vị trí, vai trò của hoạt động tư pháp trong đời sống xã hội được nâng cao.
Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ có nhiều đổi mới, chất lượng các mặt công tác có những chuyển biến tích cực: chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ án oan sai đã giảm mạnh so với những năm trước. Cơ quan điều tra đã tiếp nhận gần 70.000 tố giác, tin báo, trực tiếp giải quyết trên 54.000 tố giác, tin báo. Viện Kiểm sát hai cấp đã tiến hành kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại cơ quan cảnh sát điều tra, yêu cầu khởi tố 87 vụ, 172 bị can; cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã thụ lý điều tra, kiểm sát điều tra 66.721 vụ/108.962 bị can. Cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển viện kiểm sát đề nghị truy tố 61.089 vụ/102.369 bị can, đình chỉ điều tra 1.255 vụ/1.288 bị can. Viện kiểm sát thụ lý giải quyết 61.089 vụ/102.369 bị can, quyết định truy tố 58.890 vụ/97.706 bị can…
Công tác thi hành án dân sự đã được nâng lên một bước, nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp được giải quyết. Trong 8 năm, cơ quan thi hành án dân sự đã giải quyết xong 156.190/187.277 số vụ việc có điều kiện thi hành; giải quyết xong trên 5.600 tỷ/gần 9.612 tỷ đồng tổng số tiền, giá trị hiện vật có điều kiện thi hành…
Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các cơ quan tiến hành tố tụng (công an - kiểm soát - tòa án) đã tích cực sửa đổi, ban hành quy chế, quy định hoạt động về nghiệp vụ nhằm tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo cũng như thực hiện để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Đó là sự chuyển biến về nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp còn hạn chế dẫn đến công tác lãnh đạo, thực hiện còn chưa được thường xuyên. Công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số vụ án còn thiếu chặt chẽ, thời hạn giải quyết còn chậm. Công tác quản lý giam giữ bị can, bị cáo còn nhiều tồn tại. Tỷ lệ giải quyết án dân sự, hành chính chưa cao, án bị hủy do lỗi chủ quan còn chưa giảm. Sự phối hợp của các cơ quan tư pháp, các sở, ngành thành phố trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án còn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời, nhất là trong việc cung cấp chứng cứ khi tòa án yêu cầu, dẫn đến việc xét xử quá hạn, thậm chí bị hủy án. Đó là chưa nói đến năng lực cán bộ có chức danh tư pháp chưa đồng đều, biên chế của các ngành tư pháp mặc dù có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là cấp huyện…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, các đồng chí Lê Thị Thu Ba và Nguyễn Công Soái biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan tư pháp cùng các địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời lưu ý, trong thời gian tới, các cơ quan liên quan cần tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt cho mỗi cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp Thành phố nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng.
Đồng thời có kế hoạch tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên trong ngành tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”... Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị gắn với việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt nhu cầu.
Cùng với đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm an ninh quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội phạm có tổ chức.... Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động tư pháp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và toàn xã hội tham gia giám sát, thúc đẩy sự công khai, minh bạch hoạt các hoạt động tư pháp.
Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã khen thưởng cho 16 tập thể có thành tích xuất sắc sau 8 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”./.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày phát triển toàn diện  (13/08/2013)
Trung Quốc và Philippines đối phó với siêu bão Utor, Việt Nam chủ động ứng phó bão số 7  (13/08/2013)
Hà Nội mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự giao thông  (13/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên