Trung Quốc và Philippines đối phó với siêu bão Utor, Việt Nam chủ động ứng phó bão số 7
* Tại Trung Quốc, các dịch vụ tàu và thuyền qua eo biển Quỳnh Châu (nối tỉnh Quảng Đông và Hải Nam) đã bị ngừng lại khi cơn bão Utor đang đến gần.
Các chuyên gia khí tượng cho biết, siêu bão Utor sẽ đổ bộ vào khu vực bờ biển giữa tỉnh Hải Nam và Quảng Đông từ chiều đến tối 14-8.
Dịch vụ tàu thuyền tại eo biển đã bị đóng cửa, còn các tuyến đường sắt qua khu vực bị ảnh hưởng cũng bị dừng lại từ 7 giờ sáng 13-8. Công ty tàu lửa Quảng Châu cho biết, các nhân viên đã được huy động để kiểm tra các cảng, đường cao tốc, bờ, kênh và cầu khi cơn bão đang đến gần.
Trung tâm Dự báo môi trường hàng hải quốc gia Trung Quốc cảnh báo, từ trưa 13-8 tới trưa 14-8 sẽ có sóng lớn cao khoảng 10 mét tại khu vực phía bắc biển Đông. Các dịch vụ du lịch hay tắm biển tại đây phải hủy bỏ và chính quyền địa phương cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Trước đó, cơn bão Utor cũng đã tàn phá nặng nề khu vực phía bắc Philippines. Siêu bão Utor đã tràn qua khu vực phía Bắc Philippines làm hàng nghìn người bị mắc kẹt, nhiều người thiệt mạng và - mất tích, chủ yếu là các ngư dân.
Hiện, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được khẩn trương tiến hành. Cơ quan phòng chống thiên tai tại Philipines cho biết, hơn 8.000 khách đã bị mắc kẹt và gần 1.000 người phải sơ tán do các điều kiện thời tiết.
Toàn bộ đảo Luzon đã bị mất điện. Các lớp học phải đóng cửa. Hơn 90% diện tích đất nông nghiệp trong tỉnh bị phá hủy. Các thị trấn ven biển Casiguran và Dinalungan là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi cơn bão quét qua làm lở đất nhiều nơi, khiến giao thông đình trệ.
Thị trưởng Casiguran, Reynadlo Bitong đã phải yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ cho các hoạt động cứu trợ: “Chúng tôi đang cố gắng tìm ra một giải pháp và tiến hành các hoạt động cứu trợ trong khuôn khổ nội bộ. Tuy nhiên, hiện thiệt hại rất nặng nề. Đó là lý do tại sao chúng tôi tuyên bố tình trạng thảm họa khu vực”.
Bão Utor được xem là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm nay tới nay tấn công Philippines. Siêu bão này được cho là hiếm gặp và có sức tàn phá lớn.
* Tại Việt Nam, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Hồi 16h ngày 13-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166km/h), giật cấp 16, cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 16h ngày 14-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Đến 16h ngày 15-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,9 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/h), giật cấp 9 cấp 10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14, cấp 15, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Từ ngày 14-8, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, riêng phía Đông Bắc cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy./.
Hà Nội mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự giao thông  (13/08/2013)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Sơ kết thực hiện Quy chế giáo dục chính trị tại đơn vị  (13/08/2013)
Đạo đức công vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay  (13/08/2013)
Một vài suy nghĩ về quan điểm thế giới quan Hồ Chí Minh  (13/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên