Anh tiếp tục chia rẽ về chính sách đối với châu Âu
Đây được coi là dấu hiệu chứng tỏ Đảng Bảo thủ - một đảng chủ chốt trong Chính phủ liên minh ở Anh hiện nay - ngày càng chia rẽ về chính sách đối với EU.
Ông Lawson cho rằng kế hoạch cải cách EU của Thủ tướng Cameron nhằm gia tăng ảnh hưởng và quyền hạn của nước Anh sẽ không mang lại kết quả khi vấp phải nhiều phản đối.
Theo ông này, cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) đã làm thay đổi toàn bộ EU trong bối cảnh khối này ngày càng quan liêu hơn. Vì vậy, Anh cần phải ra khỏi EU để khôi phục và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ông Lawson khẳng định việc từ bỏ EU sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho nước Anh, chứ không phải là thiệt hại. Tuyên bố này được ông đưa ra chỉ vài ngày sau khi Đảng Độc lập Anh (Ukip) đã gây chấn động chính trường bằng chiến thắng tại một loạt các điểm bầu cử hội đồng địa phương.
Dư luận Anh cho rằng việc một thành viên rất có uy tín của Đảng Bảo thủ lên tiếng phản đối chính sách tiếp tục ở lại EU đã khiến ông Cameron phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng.
Tình thế khó khăn hơn khi đảng Bảo thủ của ông Cameron không thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề EU.
Đáp lại phát biểu của ông Lawson, Văn phòng Thủ tướng Anh cùng ngày lên tiếng khẳng định sẽ tìm mọi cách thuyết phục các nước EU mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ theo hướng linh hoạt và mang tính cạnh tranh.
Theo Ngoại trưởng William Hague, Anh và một số thành viên EU có thể cùng nhau triển khai những cải cách đối với thị trường dịch vụ để bảo đảm mậu dịch tự do mà không cần tính đến các thành viên "bảo hộ" khác.
Thủ tướng Cameron hy vọng nỗ lực cải cách EU để Anh có thêm ảnh hưởng và quyền hạn sẽ giúp duy trì tư cách thành viên của nước này sau cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào năm 2017.
Tuy nhiên, một số thành viên cấp cao của Đảng Bảo thủ lại hoài nghi về kế hoạch này và cho rằng Pháp và các nước thành viên EU chưa mở cửa hoàn toàn sẽ ngăn cản những cải cách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ./.
Nga - Mỹ nhất trí thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Xyri  (08/05/2013)
Tổng thống V.Putin hài lòng về quan hệ hợp tác Nga - Mỹ  (08/05/2013)
Tổng thống Átxát: Xyri đủ sức đương đầu với Ixraen  (08/05/2013)
Bạo lực tại Pakixtan trước thềm bầu cử  (08/05/2013)
Cán bộ công đoàn doanh nghiệp FDI Hà Nội bảo vệ quyền lợi của người lao động hiện nay - kinh nghiệm và đề xuất  (08/05/2013)
Thỏa thuận lịch sử giữa Xéc-bi-a và Cô-xô-vô  (08/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên