Iran-Pakistan chủ trương thúc đẩy hợp tác toàn diện
Theo The Tehran Times, phát biểu tại cuộc gặp hôm 27-2 với Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đang ở thăm Iran, Đại giáo chủ Khamenei tuyên bố dự án đường ống khí đốt Iran-Pakistan là một ví dụ điển hình cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Ông đồng thời nhấn mạnh Tehran và Islamabad cần kiên quyết vượt qua mọi trở ngại để mở rộng các mối quan hệ song phương.
Đại giáo chủ Khamenei nêu rõ việc tiếp cận một nguồn năng lượng an toàn và ổn định là vấn đề quan trọng sống còn đối với bất cứ quốc gia nào, đồng thời khẳng định: "Iran là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu nguồn năng lượng đáng tin cậy và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Pakistan trong lĩnh vực này."
Về phần mình, Tổng thống Zardari nêu rõ Pakistan mong muốn định mở rộng các mối quan hệ với Iran.
Trước đó, tại Tehran, ông Zardari đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và bày tỏ "hoàn toàn tin tưởng rằng quan hệ song phương sẽ được thúc đẩy."
Tổng thống Zardari tới thủ đô Tehran từ ngày 27-2, trong một chuyến thăm nhằm ký kết thỏa thuận về một dự án đường ống dẫn khí Iran-Pakistan, trị giá 7,5 tỷ USD.
Đoạn ống này dài 781km, xuất phát từ biên giới giữa hai nước tới vùng Navabshah, Pakistan, nối với đường ống sẵn có trên lãnh thổ Iran dài tổng cộng 1.881km.
Giám đốc điều hành Công ty Khí đốt quốc gia Iran, ông Javad Owji cho biết việc xây dựng đoạn dẫn tới Pakistan của đường ống này sẽ được tiến hành trong 22 tháng.
Dự án trên đã bị hoãn lại khá lâu vì gặp phải nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tài chính và sự phản đối từ Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27-2 cho biết đã cung cấp cho Pakistan giải pháp thay thế nhằm tránh vi phạm các lệnh trừng phạt Iran.
Tuy nhiên, Islamabad cho biết sẽ theo đuổi dự án này bất chấp sức ép từ Washington. Dự kiến chi phí cho việc xây dựng đoạn ống dẫn tới Pakistan khoảng 1,5 tỷ USD. Phía Iran cuối cùng đã đồng ý tài trợ 30% dưới dạng một khoản tín dụng.
Iran là nước có trữ lượng khí đốt nhiều thứ hai thế giới, sau Nga, và hiện đang sản xuất khoảng 600 triệu m3 mỗi ngày. Hầu hết lượng này được dành cho tiêu dùng trong nước vì không xuất khẩu được.
Khách hàng nước ngoài duy nhất của Tehran là Thổ Nhĩ Kỳ, nước mua khoảng 30 triệu m3 khí/ngày.
Iran cũng dự kiến bán khí đốt cho hai nước láng giềng khác là Iraq và Syria. Năm 2011, ba nước này đã nhất trí xây dựng một đường ống, và Iran đã bắt đầu triển khai công trình này./.
Sóc Trăng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (01/03/2013)
Sóc Trăng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (01/03/2013)
Hoàn thiện bản Dự thảo để phù hợp với thực tế  (01/03/2013)
Hoàn thiện bản Dự thảo để phù hợp với thực tế  (01/03/2013)
Quân đội Việt Nam và Đức mở rộng quan hệ hợp tác  (01/03/2013)
Hiến pháp cần khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam  (01/03/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay