Nâng năng lực lãnh đạo phụ nữ, hội nhập quốc tế
Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thuộc hàng cao nhất trên thế giới, các chuyên gia quốc tế và trong nước đã nhấn mạnh như vậy trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới.”.Báo cáo này do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao phối hợp thực hiện.
Trong hầu hết các bảng xếp hạng quốc tế về chỉ số giới, Việt Nam đều có vị trí khá tốt, đặc biệt so với các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước là hết sức cần thiết.
Số lượng đại biểu nữ giảm
Theo Báo cáo, trong vòng 10 năm qua, số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội Việt Nam đã giảm. Năm 1997, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Đến năm 2012, xếp hạng của Việt Nam giảm xuống thứ 44 trên thế giới, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 24,4%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nền tảng tốt bảo đảm nữ quyền cho các lãnh đạo nữ như Việt Nam đã ký kết các hiệp ước quốc tế quan trọng về bình đẳng giới, có một hệ thống pháp lý, có tổ chức xã hội trên toàn quốc chuyên trách về bình đẳng giới đó là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam ngày càng có nhiều đại biểu nữ được bầu vào các cơ quan chính quyền địa phương.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu phụ nữ ở các vị trí cao cấp là tuổi nghỉ hưu bắt buộc, khiến phụ nữ bị loại ra khỏi nhóm được đề bạt sớm hơn nam giới. Vì vậy, mặc dù đề ra mục tiêu 30-35%, các địa phương thường gặp khó khăn khi tìm đủ số lượng đại biểu nữ đáp ứng các tiêu chí đặt ra.
Ngay từ đầu của quá trình bầu cử, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề xuất 45-50% ứng cử viên là nữ. Tuy nhiên, trong năm 2011, sau khi xem xét nhiều yếu tố, số lượng ứng viên nữ chỉ còn lại 31%.
Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới, tại thời điểm cuối năm 2011, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo ở cơ quan Nhà nước tại Việt Nam đứng thứ 43 trên thế giới, giảm so với thứ 36 vào năm 2010 và 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là một trong 21 quốc gia có sự sụt giảm rõ rệt về tỷ lệ phụ nữ tham chính vào năm 2011.
Xây dựng khung chính sách pháp luật mạnh mẽ
Các chuyên gia thực hiện Báo cáo cũng cho rằng: Việt Nam có khung chính sách và pháp luật khá hoàn thiện về bình đẳng giới và đại diện của nữ giới. Việt Nam đã ký kết hiệp ước quốc tế về sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị, bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của UNDP.
Hiến pháp Việt Nam bảo đảm các quyền bình đẳng của nam, nữ trên tất cả các lĩnh vực. Luật bình đẳng giới cũng yêu cầu có tỷ lệ đại biểu nữ phù hợp.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đặt mục tiêu tối thiểu có 35% đại biểu nữ trúng cử vào năm 2016. Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 35-40% phụ nữ là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thêm vào đó, đã có nhiều nghị định và quyết định quy định rõ trách nhiệm và các biện pháp xử phạt. Do vậy, thách thức ở đây không phải là vấn đề ban hành các chính sách và pháp luật, mà là bảo đảm thực hiện các quy định này.
Để có thể dẫn tới tăng đáng kể đại biểu nữ ở Việt Nam, trong Báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam: sự mất cân bằng về giới,” các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng: Nâng cao nhận thức của quần chúng về lợi ích của việc bầu cho phụ nữ để chống lại định kiến xã hội của cả nam và nữ là cần thiết.
Các cơ quan chức năng tăng cường thúc đẩy cơ chế chịu trách nhiệm và giám sát để bảo đảm thực thi các chính sách giới của quốc gia, đồng thời đề bạt nhiều phụ nữ hơn vào vị trí lãnh đạo cao cấp để tạo nguồn ứng cử viên trong các cuộc bầu cử..../.
Quân khu 9: Gần 9.000 thanh niên lên đường nhập ngũ  (28/02/2013)
Việt Nam xóa khoảng cách giới nhanh nhất khu vực  (28/02/2013)
Trình Chính phủ Đề án tổ chức chính quyền đô thị  (28/02/2013)
Thẳng thắn góp ý, làm rõ nhiều nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (28/02/2013)
Thẳng thắn góp ý, làm rõ nhiều nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (28/02/2013)
Việt Nam sẽ nỗ lực để thúc đẩy hợp tác với Serbia  (28/02/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên