"Tăng quản lý nhà nước với hoạt động ngoại hối"
Phát biểu tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối ngày 13-12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối cần bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật, theo hướng tăng cường quản lý nhà nước chặt chẽ hơn, đồng thời cũng phải tôn trọng quyền của người dân có tài sản với nguyên tắc tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và khả thi.
Sau 6 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn, một số tồn tại, vướng mắc đã nảy sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối như các quy định về giao dịch vãng lai và sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam chưa phù hợp với mục tiêu hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, tạo nguồn ngoại tệ tiền mặt trôi nổi trên thị trường, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Một số quy định về giao dịch vốn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý một cách chặt chẽ, thận trọng, phù hợp mức độ phát triển của thị trường vốn và năng lực, trình độ quản lý của các đối tượng được phép thực hiện giao dịch vốn...
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối nhằm khắc phục những bất cập của quy định hiện hành, tạo khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, đầy đủ hơn, điều chỉnh hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
Đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm phù hợp với lộ trình hội nhập, tự do hóa giao dịch vốn nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện, thực trạng của nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam về khả năng vốn và năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Một trong những định hướng cơ bản được đặt ra là thu hẹp phạm vi sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và từng bước giảm dần tình trạng sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối nhằm góp phần quan trọng giải quyết tình trạng “đôla hóa” và “vàng hóa” nền kinh tế; tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị việc sửa đổi, bổ sung phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức và cá nhân có dự trữ ngoại hối; không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh hiện tại của các tổ chức, cá nhân; tôn trọng quyền tự chủ về sở hữu ngoại tệ của người dân.
Các ý kiến tán thành cần tạo khung pháp lý đồng bộ và thống nhất để giải quyết tình trạng “đôla hóa”, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân là vấn đề nhạy cảm, có phạm vi ảnh hưởng lớn cũng như có thể tác động đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế, cần được cân nhắc.
Liên quan đến quy định vay và trả nợ vay của người cư trú, có ý kiến đề nghị bổ sung hợp tác xã vào đối tượng vay, trả nợ vay nước ngoài theo quy định pháp luật có liên quan vì đây là “tổ chức kinh tế tập thể” được Nhà nước “bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác”, không nên bó hẹp./.
Triển lãm “Vẻ đẹp Hàn Quốc qua con mắt người Việt”  (13/12/2012)
Về vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Các bên kiềm chế  (13/12/2012)
Hơn 2.000 tỷ đồng hỗ trợ người khuyết tật cả nước  (13/12/2012)
Canada hợp tác chăm sóc răng miệng tại Việt Nam  (13/12/2012)
Các bộ trưởng EU thỏa thuận về giám sát ngân hàng  (13/12/2012)
Ai Cập: Hơn 51 triệu người tham gia trưng cầu ý dân  (13/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên