Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới việc làm bền vững ở Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và tăng cường thúc đẩy các cam kết nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, việc làm bền vững và phúc lợi xã hội cho phụ nữ và trẻ em trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010 của Việt Nam, việc làm bền vững và bình đẳng giới là những nội dung ưu tiên trong Chương trình nghị sự của ASEAN. Điều này đã được thể hiện qua việc thông qua tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho Phục hồi kinh tế và Tăng trưởng bền vững; thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường Phúc lợi và Phát triển cho Phụ nữ và Trẻ em ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Lễ ra mắt Ủy ban Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, Việt Nam.
Trong khuôn khổ thực hiện các chiến lược ưu tiên của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, cũng như Chiến lược quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID) nhất trí thực hiện dự án “Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới việc làm bền vững ở Việt Nam” với tổng kinh phí 1.790.000 ơ-rô. Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh: “Sáng kiến này sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế về bình đẳng giới, như Công ước CEDAW, các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) cũng như Diễn đàn hành động Bắc Kinh, việc thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế về việc làm bền vững và bình đẳng giới, thúc đẩy các quan hệ đối tác trên lĩnh vực này và nâng cao năng lực của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để lồng ghép bình đẳng giới vào các vấn đề bảo trợ xã hội và việc làm bền vững”.
Dự án sẽ thúc đẩy việc xây dựng và triển khai các dịch vụ, chính sách và pháp luật nhạy cảm giới trong các lĩnh vực lao động, dịch vụ xã hội, bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề, và kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất, thông qua bốn chiến lược chính:
• Xây dựng và triển khai các dịch vụ, chính sách và pháp luật nhạy cảm giới trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, dạy nghề, và kiểm định chất lượng dạy nghề.
• Thúc đẩy nâng cao năng lực về bình đẳng giới và việc làm bền vững trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, lao động và dạy nghề.
• Nghiên cứu về bình đẳng giới trong các chính sách và pháp luật về việc làm bền vững.
• Hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế để thực hiện các cam kết quốc tế về việc làm bền vững và bình đẳng giới.
Ông Fernando Curcio, từ Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam phát biểu: Đẩy mạnh các chương trình an sinh xã hội ổn định để tiếp cận được lao động nữ trong khu vực phi chính thức, phát triển các mô hình thử nghiệm về đào tạo nghề để đảm bảo chuẩn bị tốt cho nhiều phụ nữ hơn tham gia thị trường lao động, hoặc rà soát lại các chương trình và giáo trình dạy nghề từ góc độ giới, là một vài trong số nhiều điều mà Dự án muốn đạt được. Ông cho biết thêm: Dự án là một phần trong cam kết hợp tác lâu dài của Tây Ban Nha ở Việt Nam về lĩnh vực việc làm bền vững và bình đẳng giới.
Trong những năm trước đây, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha đã tích cực hợp tác với Bộ Lao động thwong binh và Xã hội thông qua hai dự án: “Thúc đẩy dịch vụ xã hội cho nhóm người yếu thế ở Việt Nam, 2008 - 2009” và “Thúc đẩy việc làm bền vững và Phúc lợi xã hội cho nhóm người yếu thế, 2010 - 2011”. Các sáng kiến này cũng được bổ sung thông qua các chương trình đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ được Tây Ban Nha tài trợ, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và cải thiện hơn nữa chương trình việc làm bền vững./.
Báo Nhân Dân ra mắt “Đối thoại trong năm” và “Nàng Măng”  (12/12/2012)
Họp báo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Cựu chiến binh Việt Nam  (12/12/2012)
Loại bỏ những hình thức chặt cụt nguyên tắc tập trung dân chủ  (12/12/2012)
Khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X  (12/12/2012)
Nhật Bản sẽ có Thủ tướng mới vào ngày 26-12 tới  (12/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên