Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường hành động bảo vệ nhà báo
21:44, ngày 23-06-2012
Ngày 22-6, Liên hợp quốc một lần nữa lên tiếng kêu gọi thế giới tăng cường hành động để bảo vệ các nhà báo trong bối cảnh số vụ tấn công nhằm vào các nhà báo đang tác nghiệp tăng cao không thể chấp nhận được trên toàn cầu.
Trong báo cáo trình Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), các chuyên gia Liên hợp quốc nhấn mạnh các chính phủ, cộng đồng quốc tế, các tổ chức báo chí quốc gia và quốc tế cũng như chính các nhà báo cần hành động quyết liệt hơn nữa để bảo vệ các nhà báo và quyền tự do thông tin.
Báo cáo nêu rõ việc tấn công các nhà báo đang tác nghiệp đồng nghĩa với tấn công nền dân chủ. Các hành động tấn công nhằm vào nhà báo đang hoạt động nghiệp vụ bao gồm bắt giữ tùy tiện, tra tấn, giết hại, thậm chí bạo hành tình dục đối với các nhà báo nữ.
Báo cáo của các chuyên gia nhân quyền Liên hợp quốc nhấn mạnh thế giới không thể một ngày vắng bóng hoạt động báo chí, nhưng hiện tại các nhà báo trên thế giới đang nằm trong số những người bị đe dọa tính mạng cao nhất.
Việc không trừng phạt các tội phạm tấn công các nhà báo là nguyên nhân chủ yếu khiến các vụ giết hại nhà báo tăng cao trên thế giới.
Báo cáo đề xuất các biện pháp đặc biệt về vật chất, pháp lý, giám sát và kiểm soát để bảo vệ các nhà báo.
Theo các tổ chức bảo vệ nhà báo quốc tế, năm 2011 là năm nguy hiểm đối với các nhà báo.
Số liệu của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho thấy trong năm qua có ít nhất 78 nhà báo trên thế giới đã bị chết trong khi tác nghiệp.
Con số này của Tổ chức nhà báo không biên giới (RWB) là 66 và của Chiến dịch tôn vinh báo chí (PEC) lên tới 106 nhà báo. Pakistan và Mexico bị coi là nơi nguy hiểm nhất đối với các nhà báo./.
RIMES tăng cường hệ thống cảnh báo thảm họa  (23/06/2012)
IMF hối thúc Eurozone phản ứng quyết đoán hơn  (23/06/2012)
Lãnh đạo thế giới thông qua nghị sự đô thị toàn cầu  (23/06/2012)
Điện mừng 45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Campuchia  (23/06/2012)
5 năm thực hiện Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tướng Chính Phủ  (23/06/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội tiếp Chủ tịch Thượng viện Myanmar  (23/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay