Lãnh đạo thế giới thông qua nghị sự đô thị toàn cầu
21:40, ngày 23-06-2012
Ngày 22-6, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã thông qua chương trình nghị sự đô thị toàn cầu và chương trình nghị sự của Chương trình Định cư con người (UN-Habitat) của Liên hợp quốc.
Chương trình đã chính thức thừa nhận vai trò quan trọng của các thành phố trong phát triển bền vững và đảm bảo cung cấp cho UN-Habitat nguồn quỹ thích hợp và có thể dự báo trước.
Các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hợp quốc đã đổi mới các cam kết và các cam kết này đã được chính thức ghi nhận trong Văn bản chính trị cuối cùng "Vì tương lai chúng ta mong muốn" của Rio+20, trong đó khẳng định các thành phố có thể thúc đẩy các xã hội bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nếu được thiết kế và phát triển tốt.
Các quan hệ đối tác giữa các thành phố và các cộng đồng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững.
Các cam kết cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng cường các cơ chế hoặc nền tảng hợp tác, đối tác và các công cụ thực hiện khác để thúc đẩy thực hiện đồng bộ chương trình nghị sự của UN-Habitat với sự tham gia tích cực của tất cả các thực thể tương ứng của Liên hợp quốc nhằm đạt được phát triển đô thị bền vững.
Các nhà lãnh đạo các nước nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tiếp tục đóng góp tài chính thích hợp và có thể dự báo trước cho UN-Habitat và Quỹ định cư con người của Liên hợp quốc để bảo đảm thực hiện hiệu quả, kịp thời và cụ thể chương trình nghị sự UN-Habitat.
Trong cam kết về chương trình nghị sự phát triển đô thị bền vững, các nhà lãnh đạo các nước thừa nhận sự cần thiết phải phát triển đường lối toàn diện về phát triển đô thị và định cư con người để cung cấp nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị khả thi, đồng thời ưu tiên nâng cấp các khu ổ chuột đô thị và đổi mới đô thị.
Lãnh đạo các nước cũng cam kết cải thiện chất lượng định cư con người, bao gồm cả mức sống và điều kiện sống của cư dân đô thị và nông thôn trong chiến dịch xóa đói nghèo để mọi người đều được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ căn bản, nhà ở và đi lại; thừa nhận nhu cầu bảo tồn thích hợp các di sản tự nhiên và văn hóa của các khu định cư con người, tôn tạo các khu vực mang tính lịch sử và phục hồi các trung tâm thành phố.
Lãnh đạo các nước cam kết thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững hỗ trợ các dịch vụ xã hội và nhà ở phổ quát, môi trường sống an toàn và lành mạnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, thanh niên và phụ nữ, người già và người tàn tật; hệ thống vận tải và năng lượng bền vững và khả thi; thúc đẩy, bảo vệ và phục hồi không gian đô thị xanh và an toàn, nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí lành mạnh, tạo việc làm, quản lý tốt hơn chất thải./.
Điện mừng 45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Campuchia  (23/06/2012)
5 năm thực hiện Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tướng Chính Phủ  (23/06/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội tiếp Chủ tịch Thượng viện Myanmar  (23/06/2012)
Ấm tình đêm hội thanh niên quân đội Việt Nam - Campuchia  (23/06/2012)
Việt Nam đề xuất 3 nội dung quan trọng tại Rio+20  (23/06/2012)
Việt Nam đề xuất 3 nội dung quan trọng tại Rio+20  (23/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay