Việt Nam đề xuất 3 nội dung quan trọng tại Rio+20
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ, Rio+20 là Hội nghị quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình phát triển bền vững của thế giới và Việt Nam đến với hội nghị với một tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp tích cực vào những nỗ lực toàn cầu của Liên Hợp Quốc vì một tương lai bền vững.
Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai. Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia và các chiến lược phát triển đất nước. Nhờ những nỗ lực to lớn của Chính phủ và nhân dân, cùng với sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Từ năm 1992 đến năm 2011, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP bình quân 7,41%/năm. Việt Nam đã từ nhóm nước thu nhập thấp bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình, giá trị GDP bình quân đầu người năm 1992 mới đạt xấp xỉ 150 USD, năm 2011 đã đạt 1.300 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 còn 11,76% vào năm 2011.
Việt Nam hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 và triển khai phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, mục tiêu hoàn thành vào năm 2015. Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch đến năm 2011 đạt 92%. Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế là 63%. Tuổi thọ trung bình người dân là gần 74 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ sinh viên đại học cao đẳng là 51%/49%.
Thay mặt cho Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nêu 3 đề xuất quan trọng với Hội nghị Rio+20.
Một là, Liên Hợp Quốc cần đưa ra tập hợp các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2020 và 2030, và thành lập một cơ chế giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu phát triển bền vững cần có tính phổ cập và áp dụng được cho tất cả các quốc gia, nhưng cho phép các cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thể hiện sự gương mẫu và trách nhiệm của các nước có trình độ phát triển cao.
Hai là, tại các khu vực trên thế giới như Đông Á, Đông Nam Á, Bắc và Nam Mỹ, cần bố trí hợp lý các trung tâm khu vực về kinh tế xanh. Các trung tâm này sẽ theo dõi các chỉ số chính về kinh tế xanh của các quốc gia trong khu vực, tư vấn xây dựng chính sách và các thực tiễn tốt cho các quốc gia, tổ chức các hội thảo định kì sáu tháng về kinh tế xanh, giúp Liên Hợp Quốc chuẩn bị và công bố các báo cáo thế giới định kì sáu tháng về kinh tế xanh, và tổ chức các hội nghị thế giới về kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Ba là, Việt Nam kêu gọi Liên Hợp Quốc thành lập một mạng lưới và xây dựng một chương trình nhằm ứng phó với nước biển dâng nhanh chóng và hiệu quả, kết hợp kiến thức, kĩ thuật và nguồn lực của các quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm ứng phó với vấn đề toàn cầu này. Việt Nam sẵn sàng làm thành viên tích cực của mạng lưới này của Liên Hợp Quốc.
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Rio+20 được đánh giá cao và hưởng ứng của nhiều quốc gia tham dự Hội nghị.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có các cuộc gặp song phương với Tổng thống Ghine Alpha Conde, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển kinh tế Đức Dirk Niebel, Bộ trưởng Châu Âu và Hợp tác quốc tế Hà Lan Ben Knapen và Giám đốc điều hành World Bank Mahmoud Mohieldin./.
Tưởng niệm 71 năm ngày phátxít tấn công Liên Xô  (23/06/2012)
Hội nghị thượng đỉnh Rio+20  (23/06/2012)
Nhiều hoạt động kỷ niệm “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2012”  (22/06/2012)
2012: Sẽ cổ phần hóa 93 doanh nghiệp nhà nước  (22/06/2012)
Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia gửi điện mừng  (22/06/2012)
Phó Chủ tịch nước hội đàm với thủ tướng Thái Lan  (22/06/2012)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên