Những chủ đề “nóng” tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2012
20:56, ngày 22-06-2012
TCCSĐT - Sau 2 ngày làm việc, chiều 19-6-2012, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 lần thứ 7 Hội nghị đã kết thúc tại thành phố Los Cabos (Mexico), với những chủ đề “nóng” của thế giới, trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), việc góp vốn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria.
Cùng góp chung nỗ lực hóa giải cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Eurozone
Hội nghị G20 năm 2012 diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Hy Lạp có thể đe dọa sự tồn tại của Eurozone, còn Tây Ban Nha đang nóng lòng mong sớm nhận được gói cứu trợ 100 tỉ USD của Eurozone để tránh rơi vào “vết xe đổ” của Athens. Trong khi đó, giữa các nước EU trước hết là giữa Pháp và Đức - hai nền kinh tế chủ chốt của liên minh vẫn còn những bất đồng, về giải pháp thoát khỏi khủng hoảng.
Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng ở châu Âu là nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jose Manuel Barroso lại nhận định, các thách thức hiện nay không chỉ đe dọa châu Âu mà còn là thách thức nghiêm trọng mang tinh toàn cầu. Theo ông Jose Manuel Barroso, cuộc khủng hoảng bùng phát từ Mỹ năm 2008 không chỉ làm chao đảo nền kinh tế của các nước EU mà còn làm điêu đứng nền kinh tế của tất cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, cũng như gây khó khăn lớn đối với các nền kinh tế mới nổi của thế giới như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ.
Do đó, một trong những chủ đề được đề cập tại Hội nghị G20 lần này là xây dựng một cấu trúc tài chính cho châu Âu có tính hội nhập hơn, bao gồm việc giám sát hoạt động ngân hàng và bảo đảm chắc chắn về khả năng trả nợ của các ngân hàng. Mặc dù không được đề cập đến trong Tuyên bố chung của Hội nghị G20, nhưng cả Mỹ, IMF và Ủy ban châu Âu vẫn hối thúc các nước thành viên EU phải nỗ lực hơn nữa trong việc thiết lập một liên minh ngân hàng nhằm khắc phục những mâu thuẫn phát sinh trong khi các chính phủ vừa phải gánh khoản nợ công lớn vừa phải ra tay giải cứu các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn. Thí dụ điển hình nhất là Đức, nước mà từ trước tới nay luôn từ chối các sáng kiến giải cứu ngân hàng của các nước khác vì theo Berlin, cách làm đó sẽ gây thiệt hại cho chính họ. Tuy nhiên, trước khi diễn ra Hội nghị G20, lãnh đạo cao nhất của các nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha đã đi tới thống nhất quan điểm cho rằng, điều quan trọng nhất là châu Âu phải đưa ra được tín hiệu về sự ổn định và tồn tại của đồng euro.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những chương trình cải cách mà EU dự định tiến hành trong thời gian tới, đồng thời đưa ra thêm hai biện pháp cụ thể mà EU cần thực hiện ngay là cải thiện hoạt động của thị trường tài chính và xử lý nợ xấu giữa các ngân hàng tại các quốc gia thành viên EU. Trước những đề nghị của lãnh đạo các nước G20, các nước EU là thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Los Cabos lần này đã nhất trí tiến hành tiến trình hội nhập hệ thống ngân hàng trong Nhóm Eurozone nhằm hướng tới một cơ cấu tài chính hội nhập hơn.
Với tinh thần đó, G20 hoan nghênh kế hoạch của Tây Ban Nha là tái cơ cấu vốn của hệ thống ngân hàng và các biện pháp của các nước Eurozone nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia này thực hiện tái cấu trúc tài chính. Theo nhận định của Tổng thống Nga V.Putin, tình hình của Eurozone đang đứng trước hy vọng sẽ được cải thiện mặc dù các nguyên nhân về thể chế dẫn tới khủng hoảng trong Eurozone vẫn chưa được khắc phục. Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, các nước EU đang giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực thể chế của nền kinh tế, thiết lập kỷ luật và trật tự trong hoạt động tài chính và hy vọng sẽ giải quyết được những vấn đề đó trong tương lai gần. Còn Tổng thống Mỹ B.Obama nhận định, các vấn đề của Eurozone phải do chính các nước Eurozone giải quyết.
Góp vốn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế
Một trong những chủ đề “nóng” tại Hội nghị G20 năm nay là việc góp vốn vào quỹ của IMF, một tổ chức có nhiệm vụ “chữa cháy” trong nền kinh tế thế giới. Một thành công đạt được ngoài sự mong đợi là tại Hội nghị G20 này đã có khoảng 40 nước hứa sẽ đóng góp cho Quỹ của IMF với số tiền lên đến 456 tỉ USD, làm tăng gần như gấp đôi khả năng cho vay của định chế quốc tế này gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Cộng hòa Nam Phi, Ấn Độ, Mexico, Colombia, Australia, Thụy Sỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Luxembourg, Ban Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. Trong đó, Trung Quốc hứa sẽ hỗ trợ 43 tỉ USD; các nước Nga, Ấn Độ và Brazil, mỗi nước 10 tỉ USD. Nước chủ nhà Mexico trước đây đứng ngoài cuộc, thì nay cũng tham gia, thậm chí Tây Ban Nha còn gặp khó khăn cũng cam kết đóng góp 150 triệu euro. Trong khi đó, đại diện của Mỹ không hứa hẹn sẽ đóng góp gì cho IMF với lý do chuyện đóng góp này phải do Quốc hội Mỹ quyết định.
Các nhà lãnh đạo G20 còn thảo luận về sự cần thiết phải cải tổ MF đã từng đưa ra trước đây tại diễn đàn trước đó của nhóm này. Theo lãnh đạo các nước tham dự G20 năm 2012, GDP của các nước BRICS hiện nay đã chiếm tới 26% tổng GDP của toàn thế giới nhưng quyền bỏ phiếu của họ trong IMF chỉ mới chiếm 11,5% là không hợp lý. Ngoài ra, Hội nghị G20 lần này còn nêu lên vấn đề về tính minh bạch trong hoạt động của các tổ chức đánh giá xếp hạng uy tín tín dụng của thế giới. Dự kiến, tại Hội nghị G20 năm 2013 tại Nga sẽ đề cập tới chủ đề này như là một trong những chủ đề trọng tâm.
Tuy nhiên, theo nhận xét của giới phân tích kinh tế thế giới, thì phần đóng góp 456 tỉ USD này cho Quỹ của IMF cũng chỉ có tác dụng như một “liệu pháp sốc”, mang tính tạm thời nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của một “căn bệnh trầm kha” chứ không thể là giải pháp mang tính hệ thống. Trong khi đó, một số quan sát viên thuộc các tổ chức phi chính phủ được mời tham dự gia Hội nghị G20 lần này cho biết, họ có cảm tưởng Nhóm G20 đã “lãng quên” khu vực nghèo nhất nhất trên thế giới. Còn một số chuyên gia lại cho rằng, các biện pháp giải cứu cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu hiện nay là ưu tiên số 1 bởi nếu giải cứu thất bại sẽ đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới tới chỗ sụp đổ.
Về cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và lá chắn tên lửa
Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos lần này còn bàn thảo về một chủ đề nóng là cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria bởi nó đang trở thành phép thử nghiệt ngã nhất đối với nền chính trị thế giới. Về phương diện này, dư luận tập trung chú ý nhiều nhất tới cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin vì ai cũng biết rất rõ rằng, quan điểm của hai cường quốc này có ảnh hưởng rất lớn tới cục diện chính trị ở Syria.
Sau các cuộc thảo luận song phương và với các đối tác, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin đã ra thông cáo chung nhấn mạnh, Mỹ và Nga kêu gọi các bên ở Syria “chấm dứt bạo lực ngay tức khắc”. Hai bên cũng thống nhất quan điểm “để nhân dân Syria tự lựa chọn tương lai của mình một cách độc lập và dân chủ”. Có lẽ, để đi tới thống nhất quan điểm này không phải dễ dàng, bởi lâu nay, Mỹ vẫn mượn nhiều cớ khác nhau nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mà các sự kiện ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông là một minh chứng, trong khi Nga luôn chủ trương thực hiện nguyên tắc bất di bất dịch đã từng được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc là quyền tự quyết của các dân tộc. Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin một lần nữa tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập, ông Kofi Annan đề xuất.
Tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị G20 năm 2012, Tổng thống Nga V.Putin nhận định, hiện nay đang có một bộ phận người dân Syria mà đại diện là nhóm đối lập có vũ trang, muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi, nhưng những người đó không phải là toàn bộ nhân dân Syria. Theo Tổng thống Nga V.Putin, điều chủ yếu là không thể thay đổi chế độ chỉ “để mà thay đổi” mà phải thay đổi “để đem lại hòa bình và chấm dứt cảnh đổ máu ở Syria”. Để đạt được mục đích đó, việc thay đổi chế độ chỉ có thể được thực hiện thông qua thể chế, theo đó, trước hết các bên tham gia xung đột phải chấm dứt bạo lực gây đổ máu và ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm ra cách thức cùng chung sống hòa hợp, bảo đảm lợi ích và an ninh cho tất cả mọi người dân Syria đã từng bị cuốn vào cuộc xung đột này, không thể để xảy ra tình trạng sau khi thay đổi chế độ vẫn còn diễn ra cảnh xung đột đẫm máu như ở một số nước Bắc Phi vừa qua mà thế giới đang phải chứng kiến. Tổng thống Nga V.Putin còn cho biết, các đối tác trong G20 đều nhất trí với quan điểm đó. Trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này, tuy còn mâu thuẫn nhưng các bên đã thỏa thuận với nhau sẽ tiếp tục thảo luận để tìm giải pháp cho vấn đề Syria.
Ngoài cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin cũng nhất trí quan điểm cùng kêu gọi Iran cần có thái độ nghiêm túc, hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhằm tìm kiếm giải pháp cho tất cả các vấn đề tồn đọng để tạo sự tin cậy trong cộng đồng quốc tế và tuân thủ những trách nhiệm về sử dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hòa bình mà Iran là quốc gia đã từng ký Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Còn trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và NATO đang triển khai ở châu Âu, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin cho biết, tuy giữa 2 nước vấn còn bất đồng nhưng sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp, đồng thời cam kết thực thi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3./.
Hội nghị G20 năm 2012 diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Hy Lạp có thể đe dọa sự tồn tại của Eurozone, còn Tây Ban Nha đang nóng lòng mong sớm nhận được gói cứu trợ 100 tỉ USD của Eurozone để tránh rơi vào “vết xe đổ” của Athens. Trong khi đó, giữa các nước EU trước hết là giữa Pháp và Đức - hai nền kinh tế chủ chốt của liên minh vẫn còn những bất đồng, về giải pháp thoát khỏi khủng hoảng.
Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng ở châu Âu là nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jose Manuel Barroso lại nhận định, các thách thức hiện nay không chỉ đe dọa châu Âu mà còn là thách thức nghiêm trọng mang tinh toàn cầu. Theo ông Jose Manuel Barroso, cuộc khủng hoảng bùng phát từ Mỹ năm 2008 không chỉ làm chao đảo nền kinh tế của các nước EU mà còn làm điêu đứng nền kinh tế của tất cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, cũng như gây khó khăn lớn đối với các nền kinh tế mới nổi của thế giới như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ.
Do đó, một trong những chủ đề được đề cập tại Hội nghị G20 lần này là xây dựng một cấu trúc tài chính cho châu Âu có tính hội nhập hơn, bao gồm việc giám sát hoạt động ngân hàng và bảo đảm chắc chắn về khả năng trả nợ của các ngân hàng. Mặc dù không được đề cập đến trong Tuyên bố chung của Hội nghị G20, nhưng cả Mỹ, IMF và Ủy ban châu Âu vẫn hối thúc các nước thành viên EU phải nỗ lực hơn nữa trong việc thiết lập một liên minh ngân hàng nhằm khắc phục những mâu thuẫn phát sinh trong khi các chính phủ vừa phải gánh khoản nợ công lớn vừa phải ra tay giải cứu các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn. Thí dụ điển hình nhất là Đức, nước mà từ trước tới nay luôn từ chối các sáng kiến giải cứu ngân hàng của các nước khác vì theo Berlin, cách làm đó sẽ gây thiệt hại cho chính họ. Tuy nhiên, trước khi diễn ra Hội nghị G20, lãnh đạo cao nhất của các nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha đã đi tới thống nhất quan điểm cho rằng, điều quan trọng nhất là châu Âu phải đưa ra được tín hiệu về sự ổn định và tồn tại của đồng euro.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những chương trình cải cách mà EU dự định tiến hành trong thời gian tới, đồng thời đưa ra thêm hai biện pháp cụ thể mà EU cần thực hiện ngay là cải thiện hoạt động của thị trường tài chính và xử lý nợ xấu giữa các ngân hàng tại các quốc gia thành viên EU. Trước những đề nghị của lãnh đạo các nước G20, các nước EU là thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Los Cabos lần này đã nhất trí tiến hành tiến trình hội nhập hệ thống ngân hàng trong Nhóm Eurozone nhằm hướng tới một cơ cấu tài chính hội nhập hơn.
Với tinh thần đó, G20 hoan nghênh kế hoạch của Tây Ban Nha là tái cơ cấu vốn của hệ thống ngân hàng và các biện pháp của các nước Eurozone nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia này thực hiện tái cấu trúc tài chính. Theo nhận định của Tổng thống Nga V.Putin, tình hình của Eurozone đang đứng trước hy vọng sẽ được cải thiện mặc dù các nguyên nhân về thể chế dẫn tới khủng hoảng trong Eurozone vẫn chưa được khắc phục. Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, các nước EU đang giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực thể chế của nền kinh tế, thiết lập kỷ luật và trật tự trong hoạt động tài chính và hy vọng sẽ giải quyết được những vấn đề đó trong tương lai gần. Còn Tổng thống Mỹ B.Obama nhận định, các vấn đề của Eurozone phải do chính các nước Eurozone giải quyết.
Góp vốn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế
Một trong những chủ đề “nóng” tại Hội nghị G20 năm nay là việc góp vốn vào quỹ của IMF, một tổ chức có nhiệm vụ “chữa cháy” trong nền kinh tế thế giới. Một thành công đạt được ngoài sự mong đợi là tại Hội nghị G20 này đã có khoảng 40 nước hứa sẽ đóng góp cho Quỹ của IMF với số tiền lên đến 456 tỉ USD, làm tăng gần như gấp đôi khả năng cho vay của định chế quốc tế này gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Cộng hòa Nam Phi, Ấn Độ, Mexico, Colombia, Australia, Thụy Sỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Luxembourg, Ban Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. Trong đó, Trung Quốc hứa sẽ hỗ trợ 43 tỉ USD; các nước Nga, Ấn Độ và Brazil, mỗi nước 10 tỉ USD. Nước chủ nhà Mexico trước đây đứng ngoài cuộc, thì nay cũng tham gia, thậm chí Tây Ban Nha còn gặp khó khăn cũng cam kết đóng góp 150 triệu euro. Trong khi đó, đại diện của Mỹ không hứa hẹn sẽ đóng góp gì cho IMF với lý do chuyện đóng góp này phải do Quốc hội Mỹ quyết định.
Các nhà lãnh đạo G20 còn thảo luận về sự cần thiết phải cải tổ MF đã từng đưa ra trước đây tại diễn đàn trước đó của nhóm này. Theo lãnh đạo các nước tham dự G20 năm 2012, GDP của các nước BRICS hiện nay đã chiếm tới 26% tổng GDP của toàn thế giới nhưng quyền bỏ phiếu của họ trong IMF chỉ mới chiếm 11,5% là không hợp lý. Ngoài ra, Hội nghị G20 lần này còn nêu lên vấn đề về tính minh bạch trong hoạt động của các tổ chức đánh giá xếp hạng uy tín tín dụng của thế giới. Dự kiến, tại Hội nghị G20 năm 2013 tại Nga sẽ đề cập tới chủ đề này như là một trong những chủ đề trọng tâm.
Tuy nhiên, theo nhận xét của giới phân tích kinh tế thế giới, thì phần đóng góp 456 tỉ USD này cho Quỹ của IMF cũng chỉ có tác dụng như một “liệu pháp sốc”, mang tính tạm thời nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của một “căn bệnh trầm kha” chứ không thể là giải pháp mang tính hệ thống. Trong khi đó, một số quan sát viên thuộc các tổ chức phi chính phủ được mời tham dự gia Hội nghị G20 lần này cho biết, họ có cảm tưởng Nhóm G20 đã “lãng quên” khu vực nghèo nhất nhất trên thế giới. Còn một số chuyên gia lại cho rằng, các biện pháp giải cứu cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu hiện nay là ưu tiên số 1 bởi nếu giải cứu thất bại sẽ đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới tới chỗ sụp đổ.
Về cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và lá chắn tên lửa
Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos lần này còn bàn thảo về một chủ đề nóng là cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria bởi nó đang trở thành phép thử nghiệt ngã nhất đối với nền chính trị thế giới. Về phương diện này, dư luận tập trung chú ý nhiều nhất tới cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin vì ai cũng biết rất rõ rằng, quan điểm của hai cường quốc này có ảnh hưởng rất lớn tới cục diện chính trị ở Syria.
Sau các cuộc thảo luận song phương và với các đối tác, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin đã ra thông cáo chung nhấn mạnh, Mỹ và Nga kêu gọi các bên ở Syria “chấm dứt bạo lực ngay tức khắc”. Hai bên cũng thống nhất quan điểm “để nhân dân Syria tự lựa chọn tương lai của mình một cách độc lập và dân chủ”. Có lẽ, để đi tới thống nhất quan điểm này không phải dễ dàng, bởi lâu nay, Mỹ vẫn mượn nhiều cớ khác nhau nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác mà các sự kiện ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông là một minh chứng, trong khi Nga luôn chủ trương thực hiện nguyên tắc bất di bất dịch đã từng được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc là quyền tự quyết của các dân tộc. Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin một lần nữa tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập, ông Kofi Annan đề xuất.
Tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị G20 năm 2012, Tổng thống Nga V.Putin nhận định, hiện nay đang có một bộ phận người dân Syria mà đại diện là nhóm đối lập có vũ trang, muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi, nhưng những người đó không phải là toàn bộ nhân dân Syria. Theo Tổng thống Nga V.Putin, điều chủ yếu là không thể thay đổi chế độ chỉ “để mà thay đổi” mà phải thay đổi “để đem lại hòa bình và chấm dứt cảnh đổ máu ở Syria”. Để đạt được mục đích đó, việc thay đổi chế độ chỉ có thể được thực hiện thông qua thể chế, theo đó, trước hết các bên tham gia xung đột phải chấm dứt bạo lực gây đổ máu và ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm ra cách thức cùng chung sống hòa hợp, bảo đảm lợi ích và an ninh cho tất cả mọi người dân Syria đã từng bị cuốn vào cuộc xung đột này, không thể để xảy ra tình trạng sau khi thay đổi chế độ vẫn còn diễn ra cảnh xung đột đẫm máu như ở một số nước Bắc Phi vừa qua mà thế giới đang phải chứng kiến. Tổng thống Nga V.Putin còn cho biết, các đối tác trong G20 đều nhất trí với quan điểm đó. Trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này, tuy còn mâu thuẫn nhưng các bên đã thỏa thuận với nhau sẽ tiếp tục thảo luận để tìm giải pháp cho vấn đề Syria.
Ngoài cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin cũng nhất trí quan điểm cùng kêu gọi Iran cần có thái độ nghiêm túc, hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhằm tìm kiếm giải pháp cho tất cả các vấn đề tồn đọng để tạo sự tin cậy trong cộng đồng quốc tế và tuân thủ những trách nhiệm về sử dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hòa bình mà Iran là quốc gia đã từng ký Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Còn trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và NATO đang triển khai ở châu Âu, Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin cho biết, tuy giữa 2 nước vấn còn bất đồng nhưng sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp, đồng thời cam kết thực thi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia  (22/06/2012)
Văn hóa quản lý phương Đông và phương Tây: Những so sánh bước đầu  (22/06/2012)
Nhà báo cần có "trái tim nóng" và "cái đầu lạnh"  (22/06/2012)
Nhà báo cần có "trái tim nóng" và "cái đầu lạnh"  (22/06/2012)
Ngày hội của những người làm báo  (22/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay