EU tiếp tục nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ công
Việc tăng cường khả năng tài chính cho Quỹ Cứu trợ EFSF (European Financial Stability Facility) là đối sách quan trọng nhất của Nhóm các thành viên EU sử dụng đồng tiền chung ơ-rô (còn được gọi là Nhóm ơ-rô) nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công ở các nước thành viên và phòng vệ cho chính đồng ơ-rô. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng nhằm giải cứu những thành viên đã lâm vào khủng hoảng nợ công như Hy Lạp, Ai-len và Bồ Đào Nha cũng như những thành viên khác đang rơi vào tình thế tương tự trong tương lai. Để đi vào hoạt động, việc bảo lãnh cho phần vốn tăng thêm phải được phê chuẩn ở tất cả 17 thành viên của Nhóm. Mỗi thành viên có cách phê chuẩn khác nhau, có nơi thông qua quốc hội, có chỗ tiến hành trưng cầu dân ý và cũng có trường hợp chỉ cần quyết định của chính phủ. Nguồn vốn cho Quỹ chỉ là 440 tỉ ơ-rô, nhưng chính phủ của 17 thành viên trong nhóm phải bảo lãnh tổng cộng 780 tỉ ơ-rô. Trong đó, Chính phủ Đức bảo lãnh cho Quỹ 211 tỉ ơ-rô và E-xtô-ni-a bảo lãnh 1, 995 tỉ ơ-rô.
Việc tăng vốn cho Quỹ EFSF đã thể hiện quyết tâm đối phó khủng hoảng tài chính của chính phủ các nước thành viên của Nhóm ơ-rô, nhưng cũng cho thấy, họ không có sự lựa chọn nào khác vì khủng hoảng nợ công ở một nước thành viên đe dọa cả sự tồn vong của đồng ơ-rô. Và chỉ có ngăn ngừa được mối nguy hiểm đối với đồng ơ-rô thì mới có thể ngăn ngừa được sự lây lan của khủng hoảng sang những thành viên khác. Cũng chính vì thế mà việc phê chuẩn còn có tác động rất to lớn về chính trị nội bộ đối với chính phủ các nước thành viên.
Trong số 5 thành viên còn lại, việc phê chuẩn ở Xlô-va-ki-a khiến EU lo ngại hơn cả vì 1 trong 4 đảng của chính phủ liên hiệp từ trước tới nay vẫn bác bỏ kế hoạch tăng cường vốn cho Quỹ EFSF.
Ngoài số 440 tỉ ơ-rô do 17 thành viên nhóm ơ-rô đóng góp, Quỹ EFSF còn được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và EU đóng góp 310 tỉ ơ-rô để có được tổng số vốn là 750 tỉ ơ-rô. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đều cho rằng, dù có nâng lên như vậy Quỹ EFSF cũng sẽ không đủ nếu sử dụng nguồn vốn này để giải cứu cả những thành viên khác nữa và mua lại trái phiếu nhà nước của các thành viên bị khủng hoảng./.
Cần một chính sách giữ vững mức tăng trưởng xuất khẩu để nền kinh tế phát triển bền vững  (01/10/2011)
Ngày Quốc tế người cao tuổi 1-10  (01/10/2011)
Quan hệ Việt - Trung đạt được những thành tựu to lớn  (01/10/2011)
Nhất trí cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học  (01/10/2011)
Nợ công Hy Lạp - phần nổi của tảng băng chìm  (30/09/2011)
Kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta  (30/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên