Ngày Quốc tế người cao tuổi 1-10
Ngày 26-8-1991, Trung tâm các vấn đề xã hội phát triển và nhân đạo thuộc Liên hợp quốc thông báo cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới về quyết định lấy ngày 01-10 là Ngày Quốc tế người cao tuổi. Đề ra Ngày Quốc tế người cao tuổi, Liên hợp quốc mong muốn mọi người nhận thức rõ hơn về khả năng to lớn và những đóng góp của người cao tuổi vào sự phát triển cộng đồng, xã hội. Đồng thời, muốn lưu ý cộng đồng quốc tế về hiện tượng rất mới mẻ - đó là sự già hóa dân số và thế kỷ XXI sẽ là kỷ nguyên của người cao tuổi.
Về nội dung hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi, tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, có thể đề cập đến sự cống hiến của người cao tuổi trong khoa học, văn học - nghệ thuật, thể thao và phát triển xã hội, những hoạt động hữu ích trong gia đình, cộng đồng, nhà trường và sản xuất, kinh doanh... Đồng thời, xác định nghĩa vụ của xã hội, cộng đồng đối với người cao tuổi, nhất là những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Sau khi nhận được thông báo của Liên hợp quốc, ngày 01-10-1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ra lời kêu gọi các cụ phụ lão và đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên hợp quốc. Trong đó nêu rõ, chăm sóc người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch yêu cầu các ngành, các cấp, cơ quan, đoàn thể tùy theo hoàn cảnh của mình thực hiện công việc dưới đây vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi hằng năm:
- Tổ chức họp mặt nhân Ngày Quốc tế người cao tuổi, để kiểm điểm sự hoạt động và đề ra chương trình hoạt động cho năm tới; biểu dương hội viên có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước.
- Các cơ quan, chính quyền, đoàn thể tùy theo điều kiện, tổ chức thăm hỏi, tặng quà người già, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 17-7-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị số 332/CT về việc tổ chức Ngày Quốc tế người cao tuổi hằng năm. Chỉ thị nêu rõ : “Cũng như Ngày Quốc tế thiếu nhi, Ngày Quốc tế phụ nữ, Ngày Quốc tế người cao tuổi cần được tổ chức tốt, có sự chỉ đạo cụ thể của cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng”. Đặc biệt từ năm 1995, sau khi Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập đến nay, Ngày Quốc tế người cao tuổi ngày càng được kỷ niệm rộng khắp ở các địa phương và cơ sở, với nội dung phong phú, thiết thực, bổ ích, góp phần thúc đẩy các hoạt động tôn vinh, chăm sóc và phát huy sự đóng góp, cống hiến của người cao tuổi.
Ngày 12-5-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký và quyết định ban hành: “Pháp lệnh Người cao tuổi”, được Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24-4-2000. Ngày 4-12-2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký và quyết định ban hành Luật Người cao tuổi có hiệu lực từ 1-7-2010. Luật Người cao tuổi, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, đặc biệt đối với tổ chức Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Ghi nhận công lao, vai trò và khả năng của người cao tuổi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã trao tặng Hội Người cao tuổi Việt Nam bức trướng với 18 chữ vàng: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thể hiện sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các thế hệ người cao tuổi nước ta hôm nay và mai sau.
Điều lệ Người cao tuổi được Đại hội Người cao tuổi lần 2 thông qua ngày 12-7-2001. Những văn bản này là căn cứ pháp lý quan trọng cho hoạt động của Hội Người cao tuổi. Ngoài xã hội cũng như trong gia đình, người cao tuổi là gốc, cây có gốc mới đâm cành xanh lá, nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu. Việt Nam có hơn 10 triệu người cao tuổi là ngọn lửa đã và đang âm thầm tỏa sáng và truyền mạch sống dân tộc. Không phải ngẫu nhiên người ta ví người cao tuổi là một bảo tàng sống, là kho báu của dân tộc và mỗi cộng đồng, là tinh hoa cuộc đời cho thế hệ con cháu. Đây là cái nhân, cái gốc, cái trường tồn bất biến của mỗi quốc gia, dân tộc. Ông cha ta đã dạy “yêu trẻ thì trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho”.
Trong báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi năm 1999 tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 50 đã xác định các chủ đề Ngày Quốc tế người cao tuổi từ năm 1995 như sau: Năm 1995 kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Liên hợp quốc về vấn đề người cao tuổi; Năm 1996 sự đói nghèo và tuổi già; Năm 1997 mối liên quan giữa các thế hệ; Năm 1998 phát động một chiến dịch thông tin toàn cầu về Năm Quốc tế người cao tuổi...
Ngày 10-5-1995, Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập. Từ đó, hằng năm Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp hội trong cả nước tiến hành kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi theo các chủ đề trên.
Từ ngày thành lập Hội Người cao tuổi đến nay, hằng năm Trung ương Hội người cao tuổi nước ta hướng dẫn các cấp hội triển khai nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày quốc tế người cao tuổi. Đến nay, các hoạt động đã thành nề nếp, ngày 1-10 hằng năm đã trở thành ngày hội của người cao tuổi trên khắp cả nước.
Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi, người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Sinh thời, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn thường xuyên thăm hỏi người già, người bị bệnh tật. Trong Di chúc Bác viết: Khi nước nhà thống nhất, Bác sẽ đi thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi, nhi đồng.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý hôm nay cần có tư duy mới về người cao tuổi. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là nhân đức, lòng chung thủy, là sự hướng thiện, nhân ái, nhân văn để mãi mãi gốc vững, cây bền./.
Quan hệ Việt - Trung đạt được những thành tựu to lớn  (01/10/2011)
Nhất trí cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học  (01/10/2011)
Nợ công Hy Lạp - phần nổi của tảng băng chìm  (30/09/2011)
Kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta  (30/09/2011)
Một tín hiệu tốt cho hai nền kinh tế  (30/09/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên