*** Hồ sơ

- Cuộc chiến những kênh đào xuyên lục địa

Kênh đào là công trình dẫn nước do con người đào, đắp trên mặt đất tạo ra. Mục đích của kênh đào để phục vụ cho thủy lợi, giao thông và phát triển kinh tế.

*** Vấn đề và bình luận

Phương Minh - Kênh Kra –300 năm ý tưởng

Hồi đầu năm nay, dự án kênh đào Kra nối Ấn Độ Dương với biển Đông, xuyên qua dải đất miền Nam Thái Lan, lại có dấu hiệu sống lại. Người ta lại bắt đầu nghĩ tới những lợi ích kinh tế nó mang tới.

Quốc Hưng - Nicaragua đào kênh cạnh tranh với Panama

Đầu tháng 10-2006, Tổng thống Nicaragua lúc đó là ông Enrique Bolanos Geyer đã tuyên bố Nicaragua sẽ xây dựng một kênh đào mới nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương để cạnh tranh với kênh đào Panama. Tuy nhiên, Panama không khoanh tay đứng nhìn, mà lên kế hoạch mở rộng kênh đào Panama, quyết không để một phần trong khoản lợi khổng lồ rơi vào túi của nước láng giềng.

Minh Phương - Hai con kênh xưa - nay của vùng đất phương Nam

Kênh Vĩnh Tế đã thân thuộc với nhân dân vùng sông nước suốt gần 2 thế kỷ qua, còn kênh Võ Văn Kiệt mới chính thức được mang tên từ tháng 10 năm nay. Hai con kênh có tuổi đời chênh nhau gần 200 năm đều đang góp sức làm giàu cho đồng bằng sông Cửu Long.

*** Bên lề sự kiện

Trần Huy Long - Câu chuyện về kênh đào Panama và một con tem

Kênh đào Panama là con kênh có vai trò quan trọng nhất trong ngành hàng hải thế giới. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự ra đời của nó có liên hệ mật thiết với một… con tem.

Hoài Thương - Bê bối xung quanh việc đào kênh Panama

Năm 1893, vụ bê bối liên quan đến kênh đào Panama bị phanh phui đã gây chấn động dư luận Pháp. Đây là vụ tham ô hối lộ đầy vết nhơ trong lịch sử ngành xây dựng của Pháp, và nó cũng được đánh giá là vụ xì-căng-đan tài chính tồi tệ nhất của thế kỷ XIX.

Đoàn Dương - Kênh đào Kiel: Tuyến đường “vàng” của châu Âu 

Nằm tại vùng eo biển thuộc bang Xlét-uých Hôn-xtên (Schleswig-Holstein- Đức), nối biển Ban-tích với biển Bắc, kênh đào Ki-en (Kiel) với chiều dài 98,7 km đã trở thành một trong ba con kênh có lượng tàu bè qua lại tấp nập nhất thế giới.

Nguyễn Đức (tổng hợp) - Nổi chìm “kênh đào sao Hoả”

Kể từ khi nhiều người tin rằng, có những kênh đào trên sao Hoả (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) cho đến nay, khi mà các nhà khoa học đã phủ nhận điều đó thì chưa hẳn số phận của “kênh đào sao Hoả”, hay “có sự sống trên sao Hoả”, có “người ở hành tinh Đỏ”… thì cuộc tranh cãi chưa hẳn đã dừng lại, bởi nhiều lẽ khác nhau...

*** Kinh tế và hội nhập

Thái Phong - Ngoài nóng, trong lạnh

Hội nghị cấp cao về lương thực toàn cầu do Tổ chức Lương - Nông của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức tại Rô-ma (I-ta-li-a) đã bế mạc vào ngày 18-11 nhưng không đạt được kết quả như mong đợi về vấn đề tài trợ cho các nước nghèo giải quyết nạn đói.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Hương Ly - Nước Nga: Từ giàu tài nguyên thiên nhiên đến công nghệ cao

Ngày 12-11-2009, Tổng thống Đ.Met-vê-đép (D.Medvedev) đọc thông điệp liên bang lần thứ 2 trước lãnh đạo hai viện Quốc hội, chính quyền hành pháp Liên bang và các khu vực, lãnh đạo các chính đảng và tổ chức xã hội ở Nga, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề đương đại của quốc gia này. Nhưng có lẽ, điều mà dư luận quốc tế quan tâm nhất là chủ trương chiến lược của ông biến Liên bang Nga từ một nước giàu tài nguyên và sống nhờ nhiều vào xuất khẩu thứ “hàng hoá trời cho” này, thành một nước Nga thông minh với nhiều ngành công nghệ cao...

Minh Quân - Để “cộng sinh” thành “cộng lực”

 Từ ngày 15 đến 18-11, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barak Obama) thăm Trung Quốc. Chuyến thăm được dư luận hết sức chú ý bởi tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nói về mối quan hệ này, có người mô tả đây là sự "cộng sinh", lại có người ví là "một cặp kỳ lạ". Đúng vậy, cộng sinh bởi hai nước này ngày càng dựa vào nhau để phát triển, và bởi không thể thiếu nhau nên mới gọi là "cặp", nhưng “kỳ lạ” là vì cần nhau đến vậy mà vẫn dè chừng nhau, thậm chí có lúc đối đầu dữ dội. Phải chăng, mối quan hệ này cần một sự ràng buộc nào đó của một bên thứ ba, đủ lớn để giữ cho nó được cân đối và có lợi hơn cho thế giới?

Trung Kiên - Ngả rẽ mới cho Trung Đông?

Trung tuần tháng 11-2009, Pa-lex-tin (Palestine) cho biết sẽ đề nghị Liên hợp quốc công nhận độc lập của họ với Đông Giê-ru-sa-lem (Jerusalem). Đáp lại, Israel lập tức cảnh báo Palestine không nên "hành động đơn phương". Liệu đây đơn thuần chỉ là một động thái của Palestine hay là báo hiệu một ngả rẽ mới cho tiến trình hòa bình Trung Đông vốn bế tắc từ lâu?

*** Văn hóa - xã hội

Châu Nhật - Nguyên sơ Tả Sìn Thàng

Từ trung tâm huyện Tủa Chùa của Điện Biên vào đến xã vùng cao Tả Sìn Thàng chỉ khoảng 40km, nhưng cung đường chỉ toàn là đá và đá, có đoạn mặt đường lổn nhổn đá hộc, xe gầm thấp muốn vượt qua phải thay nhau xuống vần đá sang hai bên vực… Đường đã bé, đã xấu lại quanh co ven sườn núi, nhiều đoạn ngỡ như không phải xe đang đi mà là treo trên sườn núi… Nhưng có lẽ bởi vậy mà Tả Sìn Thàng còn giữ được những nét rất độc đáo…

Hà Đăng - Bất bình đẳng Giới và bạo lực gia đình dưới góc nhìn của văn hóa và truyền thống Việt Nam

Tôi rất hoan nghênh chủ đề cuộc hội thảo về Truyền thông đại chúng đối với vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức ngày 16-11-2009 tại Quảng Ninh vừa qua.

*** Văn học - nghệ thuật

Vũ Tuấn Anh - Văn hoá Đông Sơn và việc phát huy tác dụng

Trên đường thiên lý Bắc - Nam, cây cầu Hàm Rồng lịch sử nối đôi bờ sông Mã, là một chứng tích chiến tranh điển hình trên địa phận tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây đã lập nên một kỳ tích, khiến những “thần sấm, con ma nhà trời” phải bạt vía kinh hồn... Không chỉ có thế, không gian phù sa văn hoá Hàm Rồng - sông Mã xứ Thanh còn có một điểm đến lý tưởng, đó là làng cổ Đông Sơn, nơi phát hiện và gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, mà giá trị và ảnh hưởng của nó đã vượt khỏi biên giới quốc gia.

Mỹ An (Theo Marie Claire, The Mirror) - Susan Boyle bị xa lánh thời đi học

Xu-xan Boy-li (Susan Boyle) - giọng ca xấu xí nổi danh thế giới kể từ sau cuộc thi “Thần tượng Âm nhạc Anh” 2009 - đã thổ lộ về những kỷ niệm đắng cay thời thơ ấu, khi cô bị bạn bè xa lánh và giáo viên ghét bỏ vì thiểu năng. Tuy nhiên, những vết hằn này lại là động lực cho Susan tìm ra “những khả năng khác mà tôi có thể làm tốt” là âm nhạc - nơi cô trút bỏ mọi tâm tư và nỗi buồn của mình. Nhưng, không chỉ có Susan Boyle, mà ngay cả những biểu tượng sắc đẹp thế giới hiện nay như nữ diễn viên Kết-ti Uyn-xlít (Kate Winslet) hay ca sĩ Mi-li Xi-rớt (Miley Cyrus) cũng từng bị bắt nạt khi đi học vì… hình thể không giống ai.

*** Nhân vật với lịch sử

Nhu Cương - Ferdinand de Lesseps: Vinh quang song hành cùng cay đắng

Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, chưa từng là kỹ sư xây dựng nhưng Ferdinand de Lesseps lại là tổng công trình sư, nhà thầu khoán xây dựng của kênh đào Suez. “Cái duyên” với con kênh đào được ví như động mạch của nền kinh tế thế giới này đã đưa ông lên tột đỉnh vinh quang. Tuy nhiên, những sóng gió, bê bối trong khi tiến hành kênh đào Panama lại khiến Ferdinand de Lesseps phải đối mặt với nhiều “cái nợ”, khiến cái chết tìm đến với ông trong sự lãng quên.

*** Dân số và biển đảo

Giang Huy - Sức sống ở làng chài Vĩnh Trường

Nhắc đến Nha Trang, Khánh Hòa, người ta nghĩ ngay tới một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, nơi có nhiều danh thắng đủ sức mê hoặc du khách trong và ngoài nước. Nhưng ở Nha Trang, không chỉ có cảnh đẹp, có du lịch; mà ở cái vịnh biển ấy, con người sống chung với nó, khai thác nó và tất nhiên, trong quá trình mưu sinh, không thể không tác động đến nó, đặc biệt là việc làm ô nhiễm môi trường biển.

Trần Đăng - “Đẻ như dân biển”

Tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 26 xã biển và ven biển nhưng dân số lên đến 263.933 người trong tổng số hơn 1,2 triệu người toàn tỉnh. Số liệu trên đã phản ánh một thực tế là, mật độ dân cư vùng biển ở đây quá dày. Nói đến đề tài “kế hoạch hóa gia đình”, các “nhà” dân số thường buột miệng: “Đẻ như dân biển”.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới