Ngân hàng thế giới (WB) mới đây đã công bố số liệu ước tính mới về số lượng người sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước phát triển, dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình được tiến hành tại 116 quốc gia. Theo số liệu này, trên thế giới hiện vẫn còn 1,4 tỉ người đang sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Ở Việt Nam, tuy tốc độ giảm nghèo sẽ chậm lại, nhưng tỷ lệ nghèo sẽ vẫn tiếp tục giảm.
 

Để dự báo tỷ lệ nghèo cho các năm 2008, 2009 ở Việt Nam, WB đưa ra ba phương án tăng trưởng kinh tế khác nhau.

Năm

Phần trăm dân số sống dưới ngưỡng nghèo

Phương án cơ sở với tỷ lệ tăng GDP 8,2%

Phương án 1: GDP đạt 6,75% năm 2008, 6,5% năm 2009

Phương án 2: GDP đạt 6,75% năm 2008, 5% năm 2009

 Năm 2006 (thực tế)

16%

16%

16%

 Năm 2007 (ước tính)

14.5%

14.5%

14.5%

 Năm 2008 (dự báo)

12.8%

13.1%

13.1%

 Năm 2009 (dự báo)

11.5%

12.1%

12.4%

 
Số liệu bảng trên cho thấy, nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức 8,2% trong hai năm 2008 và 2009, tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo sẽ còn 12,8% vào năm 2008; và 11,5% năm 2009.

Nếu GDP tăng trưởng ở mức 6,75% năm 2008, giảm nhẹ xuống còn 6,5% năm 2009, thì tỷ lệ nghèo năm 2008, và năm 2009 sẽ tương ứng là 13,1% và 12,1%. Nếu GDP giảm xuống còn 5% năm 2009, số dân sống dưới mức nghèo các năm 2008, 2009 sẽ là 13,1% và 12,4%.

Việc so sánh ba phương án trên cho thấy, tốc độ giảm nghèo của Việt Nam có chậm lại nhưng không nhiều. Ngay cả với một phương án tăng trưởng ít lạc quan nhất, tỷ lệ nghèo vẫn dự kiến giảm từ 16% năm 2006 xuống còn 12,4% dân số năm 2009, so với tỷ lệ 11,5% tính theo phương án tăng trưởng cao nhất. Mặc dù 5% là tỷ lệ tăng trưởng thấp đối với Việt Nam, song tỷ lệ nghèo nói chung sẽ tiếp tục giảm dần. Với những số liệu trên, WB cho rằng, Việt Nam là quốc gia thành công trong giảm nghèo, tuy nhiên, WB cũng cảnh báo, dù tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm nhưng Việt Nam vẫn phải luôn cảnh giác, không nên chủ quan với kết quả này, bởi một số nhóm nghèo có thể chịu tác động mạnh do kinh tế phát triển chậm lại. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ gây ra những tác động bất lợi đối với người lao động và việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và xây dựng. Nhiều hộ gia đình nông thôn sẽ phải quay lại với ruộng đồng cho dù tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp chỉ đạt cao nhất là 3-3,5%/năm./.