WB đánh giá cao nỗ lực bình ổn kinh tế của Việt Nam
Hành động quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong tháng 3-2008 đã dần từng bước ổn định tình hình kinh tế. Theo WB, “Chính phủ Việt Nam đã hành động kiên quyết trong việc giải quyết tình trạng kinh tế quá nóng trong nửa đầu năm và xứng đáng được ghi nhận trong nỗ lực bình ổn kinh tế”.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nước Mỹ vào giữa năm 2007, đã trở nên nghiêm trọng hơn trong 6 tháng đầu năm 2008, khiến cho giá cả lương thực, nhiên liệu tăng vọt, rồi lại giảm ngay sau đó. Các nhà hoạch định chính sách ở Đông Á - Thái Bình Dương vừa đương đầu với khủng hoảng, vừa đối mặt với việc giảm đột ngột của giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái, sự tăng vọt của lãi suất ngắn hạn, trong khi tăng trưởng xuất khẩu gần như bị chặn đứng.
Sáng 10-12-2008, Ngân hàng thế giới (WB) đã tổ chức họp báo trực tuyến từ 6 điểm cầu truyền hình tại Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Phi-líp-pin và Nhật Bản để công bố báo cáo về tình hình kinh tế tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Theo WB, nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái từ đầu thế kỷ trước, và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã không đủ sức mạnh để chống đỡ lại cơn bão tài chính này, tuy nhiên, theo các chuyên gia, các quốc gia này đã bước vào cuộc khủng hoảng tài chính với một sự chuẩn bị tốt hơn (so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997). Hiện nay, để kìm hãm tác động trước mắt của cuộc khủng hoảng đến khả năng thanh toán trong nước, hầu hết các quốc gia Đông Á đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ và bơm thêm những khoản tiền lớn vào hệ thống ngân hàng.
Đối với Việt Nam, trong nửa đầu năm 2008, đã chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng do nguồn vốn vào ồ ạt, lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và chất lượng đầu tư giảm sút. Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã đề ra 8 giải pháp. Nhờ thực hiện các gói giải pháp trên mà tỷ lệ lạm phát hằng tháng đã bắt đầu giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai ngừng tăng và áp lực do đồng nội tệ mất giá bắt đầu dịu đi.
Hành động quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong tháng 3-2008 đã dần từng bước ổn định tình hình kinh tế. Theo WB, “Chính phủ Việt Nam đã hành động kiên quyết trong việc giải quyết tình trạng kinh tế quá nóng trong nửa đầu năm và xứng đáng được ghi nhận trong nỗ lực bình ổn kinh tế”.
Khi tình hình kinh tế trong nước có chiều hướng được cải thiện thì môi trường kinh tế toàn cầu lại xấu đi nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính. Sau một thời gian thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế tốc độ lạm phát tăng cao, thì nguy cơ suy thoái sản xuất xuất hiện, và Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ, thực hiện giảm lãi suất cơ bản theo 3 bước và giảm các yêu cầu dự trữ tối thiểu; đồng thời, hỗ trợ các ngân hàng trong nước đương đầu với những khó khăn về khả năng thanh khoản.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhìn chung vấn đề cân bằng tài khóa của Việt Nam vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng, giá dầu cao gần như trong cả năm 2008 và biện pháp thắt chặt tài chính tiền tệ trong gói giải pháp bình ổn kinh tế. Thâm hụt tài khóa nhìn chung của năm 2008, kể cả các hạng mục ngoài bảng và các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng so với mức 5,6% GDP của năm 2008.
Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn lớn. Giá trị phê duyệt FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục 59,3 tỉ USD, bằng khoảng 2/3 GDP. Giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 11 tỉ USD, tăng hơn so với năm 2007 (8,1 tỉ USD). Tuy nhiên, cả giá trị phê duyệt lẫn giá trị giải ngân đều được dự báo sẽ giảm trong năm 2009.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những điều chỉnh và giảm bớt quy mô hoặc tạm dừng 1.145 dự án công với tổng giá trị hơn 30 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,7% giá trị đầu tư theo kế hoạch. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra một gói 5 giải pháp cấp bách để ngăn chặn đà suy giảm sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hôi. Đó là: thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư; tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ; giảm nghèo và cung cấp phúc lợi xã hội; tăng cường quản lý nhà nước ở tất cả các cấp để kích thích kinh tế nhằm đối phó với sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, tác động của gói giải pháp này trên thực tế vẫn chưa được biết rõ, song, theo WB, mức chi tiêu trong năm tới dự kiến có thể sẽ tăng thêm khoảng 1 tỉ USD, xấp xỉ 1% GDP năm 2008./.
Khai mạc Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột 2008  (11/12/2008)
Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đoàn kết - khát vọng - đột phá - phát triển  (10/12/2008)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (10/12/2008)
Xăng giảm 1.000 đồng/lít  (10/12/2008)
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam  (10/12/2008)
Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ  (10/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên