Khai mạc Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột 2008
Tối 10-12, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột 2008 đã chính thức khai mạc. Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Ðảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành Trung ương, cùng hàng ngàn khách quốc tế, doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp lớn trong nước...
Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột 2008 là một festival văn hóa du lịch chuyên ngành cà phê của cả nước, nhằm gửi đến người tiêu dùng trong nước và thế giới thông điệp về vị thế của cà phê Việt Nam trên bản đồ cà-phê toàn cầu; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và quảng bá thương hiệu cà phê Việt nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng. Ðây là cơ hội để những người sản xuất cà-phê gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất cà-phê. Lễ hội cà-phê năm nay được tổ chức hoành tráng nhất từ trước tới nay.
Tại Lễ hội, gần 400 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ giới thiệu các sản phẩm cà phê đa dạng, độc đáo và chất lượng Việt Nam.
Tại Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột, khách tham quan sẽ được thưởng thức hương vị cà-phê của các vùng miền khác nhau; chứng kiến sàn giao dịch nông sản đầu tiên của Việt Nam và chuyên ngành cà-phê khai trương, chính thức đi vào hoạt động; xem trình diễn chế biến cà phê ướt với quy mô gia đình và doanh nghiệp; gặp gỡ giao lưu với những người nhiều đời gắn bó với hạt cà-phê; tận hưởng hương vị tuyệt vời của cà-phê Buôn Ma Thuột...
Trong đêm khai mạc, đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện đại kết hợp với nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của vùng đất Tây Nguyên. Thể hiện rõ nét một sự kiện văn hóa - du lịch gắn liền với kinh tế mang tầm quốc gia, nhằm mục đích quảng bá, tôn vinh thương hiệu cà-phê Việt Nam nói chung và cà-phê Buôn Ma Thuột nói riêng trong hành trình hội nhập toàn cầu. Ðồng thời, góp phần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thu hút đầu tư, góp phần xây dựng thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột.
Trong chương trình Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú: Lễ hội diễu hành đường phố; Lễ rước linh cà-phê: Hội thi thả diều "bay lên thương hiệu cà-phê; các hoạt động văn hóa - thể thao; hội chợ, triển lãm... Ðặc biệt, ly cà-phê lớn nhất thế giới có trọng lượng 6 tấn, cao 1,53 m, đường kính 2,34 m, chứa 3.613 lít cà-phê, có thể phục vụ hơn 30 nghìn người sẽ được trực thăng cẩu bay quanh bầu trời Buôn Ma Thuột.
Cũng trong dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Ðắc Lắc phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội cà-phê, ca-cao Việt Nam, Tổng công ty cà-phê Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát triển cà-phê bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế"; nhiều hoạt động tôn vinh người trồng cà-phê như Hội thi "Nhà nông sản xuất cà-phê giỏi và hội nhập" và các chuyên đề: chế biến cà phê, thương hiệu, xuất khẩu, nội tiêu và văn hóa cà phê.
Trong dịp Lễ hội lần này sẽ tổ chức bình xét và trao cúp vàng cho sản phẩm cà phê chất lượng cao; tặng bằng khen cho những “Gian hàng đẹp, ấn tượng”; trao giải thưởng sản phẩm cho doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Những cá nhân và hộ nông dân điển hình sản xuất cà phê giỏi trên địa bàn tỉnh sẽ được tôn vinh trong Lễ hội.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2008 diễn ra từ ngày 10 đến hết ngày 14-12-2008./.
Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đoàn kết - khát vọng - đột phá - phát triển  (10/12/2008)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (10/12/2008)
Xăng giảm 1.000 đồng/lít  (10/12/2008)
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam  (10/12/2008)
Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ  (10/12/2008)
Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ  (10/12/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên