Mỹ tiếp tục nỗ lực giải quyết khủng hoảng tài chính
Trước diễn biến phức tạp trên thị trường chứng khoán và để khai thông tình trạng tắc nghẽn tín dụng do cuộc khủng hoảng nợ xấu, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố đang xem xét khả năng cấp thêm các khoản vay mới nhằm duy trì luồng tín dụng trong hệ thống tài chính.
Theo phóng viên TTXVN tại Oa-sinh-tơn, ngày 6-10, FED cho biết từ nay đến cuối năm 2008 sẽ tung ra tổng cộng 900 tỷ USD, mỗi đợt 150 tỉ USD, dưới hình thức đấu giá để cho các ngân hàng và tổ chức tài chính vay với tỷ lệ lãi suất ưu đãi trong thời hạn 28 ngày và 84 ngày.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ đã bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phụ trách kinh tế quốc tế và phát triển Neel Kashkari làm Giám đốc Chương trình cứu trợ khẩn cấp 700 tỉ USD mà Tổng thống G.Bu-sơ đã ký đưa vào triển khai cuối tuần trước.
Theo chương trình cứu trợ này, chính phủ liên bang sẽ mua lại toàn bộ các khoản đầu tư và tín dụng thuộc diện nợ xấu của các tập đoàn ngân hàng và tài chính tư nhân nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.
Bộ này cũng cho biết đang tìm kiếm các đơn vị quản lý tài sản cho chương trình cứu trợ này, cụ thể là trong ba lĩnh vực thế chấp nhà ở, thế chấp nhà ở có thể được mua lại của ngân hàng và các cổ phiếu liên quan tới thế chấp. Bộ Tài chính đã ấn định 5h chiều 8-10 là thời hạn chót để các thể chế tài chính ứng cử cho những vị trí trên.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng thông báo sẽ phát hành thêm 100 tỉ USD trái phiếu ngắn hạn để hỗ trợ các biện pháp cứu trợ khẩn cấp của Fed. Bộ này khẳng định đang tích cực phối hợp với FED và Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) cùng các tập đoàn tài chính và các nước nhằm đối phó với những thách thức hiện nay, đồng thời khôi phục niềm tin và sự ổn định trên thị trường tài chính thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính quyền, người dân Mỹ vẫn hoài nghi về hiệu quả của các biện pháp cứu trợ khẩn cấp và lo ngại kinh tế Mỹ khó tránh khỏi suy thoái.
Kết quả thăm dò dư luận của kênh truyền hình CNN công bố ngày 6-10 cho thấy trong hơn 1.000 người dân Mỹ được hỏi ý kiến có tới 60% lo lắng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng mang dáng dấp của cuộc Đại suy thoái đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước.
Có 25% người dân được hỏi ý kiến lo ngại nguy cơ hàng loạt ngân hàng khác sẽ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt, nhà cửa tiếp tục bị tịch thu gán nợ khiến hàng triệu người phải sống vô gia cư. Có 84% người dân Mỹ cho rằng các điều kiện kinh tế hiện nay là xấu, trong đó 53% khẳng định là rất xấu.
Để trấn an dư luận, ngày 6-10, Tổng thống Bush đã khẳng định ''về lâu dài nền kinh tế Mỹ sẽ đi vào ổn định.'' Song, ông cũng nêu rõ kế hoạch cứu trợ khẩn cấp 700 tỉ USD của chính phủ cần phải có thời gian mới phát huy hiệu quả. Ông Bu-sơ nhấn mạnh kế hoạch trên không chỉ nhằm hỗ trợ các thể chế tài chính tại Phố Uôn mà còn giúp người lao động và các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn khó khăn hiện nay./.
Một chữ trong nghị quyết!  (07/10/2008)
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hợp sức đối phó khủng hoảng tài chính  (07/10/2008)
Trung Đông sẽ là thị trường xuất khẩu trọng điểm  (07/10/2008)
3.200 tỉ đồng xây trụ sở cấp xã, phường  (07/10/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh: Số hộ nghèo chỉ còn chiếm 0,93%  (07/10/2008)
Trao đổi chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ thành công  (07/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm