Hướng đi mới cho thị trường xuất khẩu lao động
TCCS - Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19, thị trường xuất khẩu lao động đang từng bước phục hồi. Trong năm 2022, nhiều biện pháp đồng bộ được triển khai để thực hiện mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trong quý I-2022, khi thị trường xuất khẩu lao động có nhiều dấu hiệu khởi sắc, Việt Nam đã đưa gần 2.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3-2022 là 1.096 người, tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hungary, Trung Quốc...
Ngoài ổn định thị trường lao động truyền thống, tiếp nhận nhiều người lao động Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang từng bước mở rộng những thị trường mới, thị trường tiềm năng như châu Âu, Australia, Đức…
Hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các nước đều có sự thay đổi chính sách thích ứng với dịch bệnh COVID-19, nhằm phục hồi nền kinh tế, nhiều nước đã mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài. Các nước châu Âu vẫn tiếp nhận lao động từ năm 2021. Hàn Quốc vẫn tiếp nhận lao động làm việc trên tàu biển và tàu đánh cá xa bờ và ven bờ, riêng chương trình EPS mới tiếp nhận trở lại từ tháng 5...
Vì vậy, để chuẩn bị cho việc phái cử lao động đi làm việc ở nước ngoài khi mở cửa trở lại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động để có những chỉ đạo và hướng dẫn phù hợp.
Trong thời gian tới, bên cạnh các thị trường truyền thống gồm Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc..., Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động đối với các nước để mở rộng thị trường lao động ngoài nước, như Đức, Nga, Australia (chương trình visa nông nghiệp), Israel và một số thị trường châu Âu khác. Hiện nay, các doanh nghiệp đang phối hợp với đối tác nước ngoài để triển khai các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết và đăng ký.
Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại (Australia) đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Australia là nước tiếp nhận lao động nước ngoài với mức lương tốt, hệ thống pháp luật rõ ràng, bảo đảm quyền lợi của người lao động, nhưng yêu cầu về trình độ tay nghề, ngoại ngữ khắt khe. Việc đưa lao động đi làm việc tại Australia với các hình thức, ngành, nghề khác nhau (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp) là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhiều người lao động.
Trước đó, Chính phủ Australia đã công bố chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành nước ưu tiên tham gia sớm chương trình. Dự kiến, Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng). Đây là mức thu nhập được đánh giá cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.
Cùng với các thị trường mới, các thị trường truyền thống cũng được chú trọng. Đầu năm 2022, Việt Nam và Malaysia cũng ký kết Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động. Bản ghi nhớ này là sự tiếp nối của bản ghi nhớ lần đầu tiên về tuyển dụng lao động Việt Nam được chính phủ 2 nước ký vào tháng 12-2003. Từ đó đến nay, có khoảng hơn 100.000 lượt người lao động Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia.
Bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường mới, bền vững cho người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã làm việc với cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm đáp ứng được các điều kiện, quy định tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, việc đào tạo, trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh được quy định cụ thể trong Luật Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Vì vậy, việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho người lao động là yêu cầu bắt buộc. Những năm gần đây, việc luật hóa công tác đào tạo trước khi phái cử lao động đã dần hình thành một lực lượng lao động chuẩn mực tại nhiều thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam.
Tuy vậy, cần coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền cho người lao động về thị trường lao động ngoài nước, chính sách, quy định, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg, ngày 31-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ./.
Người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên từ nguồn vốn tín dụng chính sách  (09/12/2022)
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động  (05/12/2022)
Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động  (05/12/2022)
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động  (16/11/2022)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay