Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018
TCCSĐT - Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018 là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức 4 năm một lần với sự tham gia của 11 cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.
Đây được xem là sự kiện văn hóa - xã hội trọng tâm của tỉnh Gia Lai, là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế; mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, phát triển, xây dựng địa phương ngày càng mạnh về an ninh - chính trị, mạnh về kinh tế - xã hội trên một vị trí chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018 với chủ đề “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên” sẽ chính thức khai mạc vào 20h00, ngày 30-11-2018 tại Quảng trường Đại Đoàn kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trong khuôn khổ Festival, trước khi khai mạc lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi sẽ diễn ra như: Hội chợ thương mại công, nông nghiệp Gia Lai; Giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương; Cà phê đường phố; Công bố tour du lịch cộng đồng và tổ chức khảo sát du lịch (famtrip); Triển lãm ảnh tư liệu, nghệ thuật về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp họa sĩ Xu Man - nghệ sỹ mỹ thuật tiêu biểu của Gia Lai; Triển lãm và trình diễn nhạc cụ các dân tộc Việt Nam; trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm;…
Trong thời gian diễn ra lễ hội Festival chính thức, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình 05 tỉnh Tây Nguyên và một số kênh truyền hình khác của các tỉnh, thành trong nước sẽ truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Festival tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngay khi mai mạc, nhiều sự kiện hoạt động chính thức sẽ diễn ra như: Lễ hội đường phố; Phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông; Phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng; Phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống: Lễ mừng lúa mới và Lễ mừng nhà rông mới của tỉnh Gia Lai; Sinh hoạt văn nghệ dân gian gồm diễn xướng sử thi, hát dân ca; Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên;…
Ngoài ra còn có Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya; Hội nghị xúc tiến đầu tư; Lễ khánh thành Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh - Đức Cơ); Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao; Cà phê đường phố; Ẩm thực Tây Nguyên và 3 miền; Giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong dịp này, các doanh nghiệp lữ hành cũng sẽ giới thiệu các tour du lịch mới, du lịch cộng đồng để tổ chức phục vụ du khách. Đến với du lịch Gia Lai, du khách không chỉ có dịp tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà còn có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai 2018 sẽ có sự tham gia của khoảng 1.100 các nghệ nhân tham gia các hoạt động chính của lễ hội, thu hút khoảng 25.000 lượt du khách đến tham quan, vui chơi. Do vậy, tỉnh và các địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lễ hội, lựa chọn nghệ nhân, tập luyện để chuẩn bị cho các hoạt động diễn ra tại Festival.
Là địa bàn trọng điểm diễn ra các hoạt động chính của Festival, thành phố Pleiku từ sớm đã xây dựng kế hoạch, triển khai đầu tư, tu sửa, chỉnh trang đô thị, bồi dưỡng nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất cho ngày hội lớn của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Nắm giữ tiềm năng du lịch khá phong phú, để phục vụ cho du khách đến tham quan vào dịp Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai, thành phố Pleiku đã đầu tư xây dựng “Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai” tại làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku. Đây là một trong các hạng mục công trình văn hóa nhằm phát triển Làng văn hóa du lịch Plei Ốp.
Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những lễ hội chính của Festival sẽ diễn ra tại huyện Chư Pah. Hiện nay, huyện đã tích cực chuẩn bị phục vụ cho Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh. Để thuận lợi hơn trong việc tạo cảnh quan cho khu tổ chức Lễ hội - nơi cũng sẽ diễn ra một số hoạt động nằm trong khuôn khổ của Festival, được sự thống nhất của dân làng, các cấp chính quyền huyện Chư Pah phối hợp cùng Trung đoàn 48 (Sư 320, Quân đoàn 3) và Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tiến hành di dời nhà rông làng Ia Gri đến gần chân núi lửa Chư Đăng Ya. Ngoài ra, huyện cũng đã tiến hành làm đường bê tông đến chân núi, khảo sát và làm đường lên núi; dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng hoa dã quỳ hai bên đường dẫn vào khu lễ hội;…
Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực, đồng bộ của các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể cùng sự đồng lòng, quyết tâm của cộng đồng các dân tộc, Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018 hứa hẹn sẽ là một sự kiện văn hóa đặc biệt, một dấu ấn khó quên trong lòng du khách khi đến với Gia Lai./.
Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược  (30/10/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22 đến 28-10-2018)  (30/10/2018)
Chung kết Cuộc thi y tế cơ sở giỏi năm 2018  (30/10/2018)
“Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo” - Một phương châm hành động của lực lượng công an nhân dân  (30/10/2018)
Kết hợp quân - dân y trong khám, chữa bệnh  (30/10/2018)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay