Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22 đến 28-10-2018)
23:42, ngày 30-10-2018
TCCSĐT - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá các mặt hàng những tháng cuối năm 2018 và định hướng điều hành giá cho cả năm 2019.
Nghị quyết Hội nghị TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Ngày 22-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW).
Mục tiêu tổng quát là đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
Tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Trong đó, các giải pháp được đưa ra bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển; Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển; Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển; Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.
Chỉ đạo điều hành ổn định giá những tháng cuối năm 2018
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá các mặt hàng những tháng cuối năm 2018 và định hướng điều hành giá cho cả năm 2019.
Trong chín tháng đầu năm 2018, công tác chỉ đạo điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, theo đúng các kịch bản điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm nhằm quyết tâm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Các bộ, ngành, địa phương đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn, chủ động và khoa học; bám sát thực tiễn diễn biến giá cả thị trường, nâng cao năng lực công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá phù hợp trong từng thời kỳ, giai đoạn để đề xuất lên Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; chủ động áp dụng các giải pháp về bình ổn, kiểm soát giá cả qua đó giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và nền kinh tế góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Kết quả, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín và chín tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù có nhiều yếu tố tạo áp lực lên mặt bằng giá nhưng CPI tháng 9/2018 chỉ tăng 0,59% so với tháng 8-2018, CPI bình quân chín tháng đầu năm tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là mức tăng sát với kịch bản dự báo và cho thấy dù diễn biến các tháng cuối năm vẫn còn thách thức nhưng khả năng thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% trong năm 2018 theo chỉ tiêu Quốc hội giao là trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có các biến động quá bất thường từ diễn biến địa chính-chính trị và thị trường hàng hóa thế giới.
Trong ba tháng cuối năm 2018, qua phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới cho thấy mặt bằng giá thị trường chịu tác động đan xen của các yếu tố làm tăng áp lực và các yếu tố tạo thuận lợi cho công tác điều hành giá.
Các yếu tố thuận lợi giúp kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như cung cầu hàng hóa, nhất là ngành sản xuất nông nghiệp được cân đối, nguồn cung dồi dào, ổn định; giá thuốc chữa bệnh, vật tư y tế tiếp tục có triển vọng giảm; giá cước viễn thông tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm; lạm phát cơ bản ở mức thấp, áp lực tỷ giá đã có dấu hiệu hạ nhiệt, cung tiền, tín dụng được điều hành thận trọng; áp lực về điều hành các mặt hàng nhà nước còn định giá từ nay đến cuối năm không lớn.
Bên cạnh đó, những yếu tố tạo áp lực tăng giá chủ yếu đến từ yếu tố thị trường như xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới, trong đó có biến động tăng của giá một số nhiên liệu như xăng dầu, LPG do diễn biến phức tạp của tình hình địa-chính trị thế giới; thiên tai, bão lũ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường.
Ngày 22-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW).
Mục tiêu tổng quát là đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
Tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Trong đó, các giải pháp được đưa ra bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển; Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển; Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển; Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.
Chỉ đạo điều hành ổn định giá những tháng cuối năm 2018
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá các mặt hàng những tháng cuối năm 2018 và định hướng điều hành giá cho cả năm 2019.
Trong chín tháng đầu năm 2018, công tác chỉ đạo điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, theo đúng các kịch bản điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm nhằm quyết tâm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Các bộ, ngành, địa phương đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn, chủ động và khoa học; bám sát thực tiễn diễn biến giá cả thị trường, nâng cao năng lực công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá phù hợp trong từng thời kỳ, giai đoạn để đề xuất lên Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; chủ động áp dụng các giải pháp về bình ổn, kiểm soát giá cả qua đó giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và nền kinh tế góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Kết quả, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín và chín tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù có nhiều yếu tố tạo áp lực lên mặt bằng giá nhưng CPI tháng 9/2018 chỉ tăng 0,59% so với tháng 8-2018, CPI bình quân chín tháng đầu năm tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là mức tăng sát với kịch bản dự báo và cho thấy dù diễn biến các tháng cuối năm vẫn còn thách thức nhưng khả năng thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% trong năm 2018 theo chỉ tiêu Quốc hội giao là trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có các biến động quá bất thường từ diễn biến địa chính-chính trị và thị trường hàng hóa thế giới.
Trong ba tháng cuối năm 2018, qua phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới cho thấy mặt bằng giá thị trường chịu tác động đan xen của các yếu tố làm tăng áp lực và các yếu tố tạo thuận lợi cho công tác điều hành giá.
Các yếu tố thuận lợi giúp kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như cung cầu hàng hóa, nhất là ngành sản xuất nông nghiệp được cân đối, nguồn cung dồi dào, ổn định; giá thuốc chữa bệnh, vật tư y tế tiếp tục có triển vọng giảm; giá cước viễn thông tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm; lạm phát cơ bản ở mức thấp, áp lực tỷ giá đã có dấu hiệu hạ nhiệt, cung tiền, tín dụng được điều hành thận trọng; áp lực về điều hành các mặt hàng nhà nước còn định giá từ nay đến cuối năm không lớn.
Bên cạnh đó, những yếu tố tạo áp lực tăng giá chủ yếu đến từ yếu tố thị trường như xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới, trong đó có biến động tăng của giá một số nhiên liệu như xăng dầu, LPG do diễn biến phức tạp của tình hình địa-chính trị thế giới; thiên tai, bão lũ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường.
Những yếu tố trên đặt ra cho công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục cố gắng nỗ lực, đặc biệt không để xảy ra lạm phát kỳ vọng không chỉ của năm 2018 và cả trong năm 2019. Căn cứ các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá đã đề ra từ đầu năm.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường đối với các mặt hàng có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, LPG, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường đặc biệt là trong các thời điểm lễ, Tết; tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...).
Về chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất; phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức khoảng 1,5-1,6%; tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để điều hòa lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước nhằm giảm áp lực về lượng tiền lưu thông và áp lực lên lạm phát.
Cứ 3 ngày Trung Quốc lại góp thêm 1 tỷ phú mới cho thế giới
Giới siêu giàu đang ngày càng giàu hơn và gia tăng nhanh chóng về số lượng. Theo kết quả cuộc khảo sát thường niên do Ngân hàng Thụy Sĩ UBS và công ty kiểm toán PwC thực hiện và công bố ngày 26-10, trong năm 2017, thế giới có thêm 332 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú hiện nay lên 2.158 người.
Trung Quốc là nước có tốc độ "sản sinh" tỷ phú nhanh nhất. Cụ thể, trong năm 2006, Trung Quốc chỉ có 16 tỷ phú. Nhưng đến năm 2017, số tỷ phú Trung Quốc là 373 người, chiếm 20% tổng số tỷ phú toàn cầu.
Mặc dù Mỹ tiếp tục đứng đầu khu vực Bắc Mỹ với 585 tỷ phú, nhưng số tỷ phú mới ở nền kinh tế số một thế giới đang trên đà giảm. Mỹ chỉ có 53 tỷ phú mới trong năm 2017, so với con số 87 trong năm 2012. Trong khi đó, Trung Quốc "góp" thêm 106 tỷ phú mới vào danh sách những người siêu giàu trên thế giới, đồng nghĩa cứ 3 ngày thì xuất hiện 1 tỷ phú mới.
Nhờ đà tăng này, tính chung trên toàn châu Á, cứ một tuần lại có thêm 3 người có tài sản tỷ USD. Năm 2017 cũng là lần đầu tiên kể từ khi UBS và PwC tiến hành khảo sát chứng kiến số lượng tỷ phú gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương vượt qua Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, số lượng tỷ phú châu Á sẽ vượt tỷ phú Mỹ trong 3 năm tới.
Sự gia tăng chóng mặt của giới siêu giàu Trung Quốc trên bản đồ thế giới là nhờ hoạt động làm ăn phát đạt của giới chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Cũng theo khảo sát, 97% tỷ phú Trung Quốc là tự tay gây dựng sự nghiệp và có độ tuổi trung bình 56, ít hơn khoảng 10 tuổi so với các tỷ phú Bắc Mỹ. Trong khi đó, trong số 53 tỷ phú Mỹ mới trong năm ngoái có 30 người là tự tay lập nghiệp.
Về giá trị tài sản, tổng số tài sản của các tỷ phú trên thế giới trong năm 2017 đã tăng 19% lên mức kỷ lục 8.900 tỷ USD. Riêng số tài sản của các tỷ phú Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với mức trên, cụ thể tăng 39% lên 1.200 tỷ USD. Ở châu Mỹ, giá trị tài sản của các tỷ phú tăng chậm hơn, ở mức 12% lên 3.600 tỷ USD.
Trong khi đó, đồng euro tăng giá đã giúp giá trị tài sản của các tỷ phú châu Âu tăng 19%, mặc dù số lượng tỷ phú ở "lục địa già" chỉ tăng 4% lên 414 người.
Quốc hội New Zealand chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Chính phủ New Zealand ngày 25-10 thông báo nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Quốc hội New Zealand đã phê chuẩn CPTPP vào cuối ngày 24-10 với ủng hộ của tất cả các đảng, trừ Đảng Xanh. Trước đó, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã phê chuẩn CPTPP hồi đầu năm 2018.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand David Parker cho biết tầm quan trọng của CPTPP đã gia tăng trong những tháng gần đây trước “sự leo thang của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giới”.
Theo ông Parker, việc New Zealand thông qua CPTPP có nghĩa trong tương lai các doanh nghiệp của nước này sẽ có thể được hưởng lợi từ các điều kiện thương mại được cải thiện và thuế quan hạ thấp. Trước CPTPP, New Zealand không có một hiệp định thương mại nào ký với Nhật Bản, Canada hay Mexico.
Với tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP đã được 11 nước thành viên ký kết hồi tháng 3-2018 sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nay. Theo quy định, CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi sáu nước thành viên thông qua hiệp định này. Trong khi đó, Quốc hội Australia đã thông qua CPTPP hồi đầu tháng 10-2018 và dự kiến sẽ phê chuẩn vào cuối năm 2018, cùng với Canada và Việt Nam. Các nước thành viên còn lại của CPTPP là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Vai trò không thể thiếu của WTO trong hệ thống thương mại toàn cầu
Trong hai ngày 24 và 25-10, hội nghị bộ trưởng về cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra tại Ottawa, Canada, với mục tiêu xác định chương trình hành động cụ thể nhằm củng cố và hoàn thiện hơn tổ chức gồm 164 thành viên này trong tương lai.
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế Canada, Jim Carr tập trung thảo luận 3 chủ đề chính: Chương trình hành động trước mắt nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của WTO; Bảo vệ và củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp; và Đổi mới chức năng đàm phán của WTO.
Hội nghị quy tụ sự tham gia của giới chức 13 nền kinh tế gồm Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brazil, Chile, Mexico, Kenya, Na Uy, Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU). Bộ trưởng Jim Carr thừa nhận rằng một cuộc cải cách WTO sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu vắng Mỹ và Trung Quốc, nhưng Ottawa bước đầu mong muốn tập hợp một nhóm quốc gia cùng chia sẻ quan điểm rằng cần phải bảo vệ một trật tự quốc tế dựa trên những quy tắc.
Hiện 164 quốc gia thành viên của WTO đang chiếm khoảng 98% thương mại toàn cầu. Theo thống kê, giá trị trao đổi hàng hóa và dịch vụ tính trên quy mô toàn cầu ước đạt 22.000 tỷ USD trong năm 2017. Trong khi gần như toàn bộ hoạt động thương mại của thế giới đang nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, thì hệ thống này lại đang trục trặc do sự ngăn cản của Washington bổ nhiệm thẩm phán mới cho Cơ quan phúc thẩm WTO, một sách lược khiến các vụ kiện nhằm giải quyết tranh chấp tại WTO có nguy cơ bị tạm dừng.
Hội nghị đã ra tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc và nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của WTO trong việc tạo thuận lợi và bảo vệ thương mại. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ đã ảnh hưởng tiêu cực tới WTO và đặt toàn bộ hệ thống thương mại đa phương vào thế rủi ro, các Bộ trưởng chia sẻ quyết tâm “hành động nhanh chóng và có sự phối hợp” để giải quyết các thách thức chưa từng có tiền lệ đối với WTO và cũng để khôi phục lại niềm tin vào tổ chức này.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh về nhu cầu cấp bách phải gỡ thế bế tắc trong việc bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan phúc thẩm của WTO, cam kết tiếp tục thảo luận để xúc tiến những ý tưởng nhằm bảo vệ và củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp.
Tuyên bố tại hội nghị cũng khẳng định cần khôi phục chức năng đàm phán của WTO và thừa nhận sự cần thiết phải giải quyết “những méo mó” của thị trường bắt nguồn từ những chính sách trợ cấp và các công cụ khác. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về việc cần tăng cường cơ chế giám sát của WTO và tính minh bạch trong chính sách thương mại của các nước thành viên và dự kiến tiếp tục nhóm họp vào tháng 01-2019./.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường đối với các mặt hàng có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, LPG, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường đặc biệt là trong các thời điểm lễ, Tết; tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...).
Về chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất; phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức khoảng 1,5-1,6%; tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để điều hòa lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước nhằm giảm áp lực về lượng tiền lưu thông và áp lực lên lạm phát.
Cứ 3 ngày Trung Quốc lại góp thêm 1 tỷ phú mới cho thế giới
Giới siêu giàu đang ngày càng giàu hơn và gia tăng nhanh chóng về số lượng. Theo kết quả cuộc khảo sát thường niên do Ngân hàng Thụy Sĩ UBS và công ty kiểm toán PwC thực hiện và công bố ngày 26-10, trong năm 2017, thế giới có thêm 332 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú hiện nay lên 2.158 người.
Trung Quốc là nước có tốc độ "sản sinh" tỷ phú nhanh nhất. Cụ thể, trong năm 2006, Trung Quốc chỉ có 16 tỷ phú. Nhưng đến năm 2017, số tỷ phú Trung Quốc là 373 người, chiếm 20% tổng số tỷ phú toàn cầu.
Mặc dù Mỹ tiếp tục đứng đầu khu vực Bắc Mỹ với 585 tỷ phú, nhưng số tỷ phú mới ở nền kinh tế số một thế giới đang trên đà giảm. Mỹ chỉ có 53 tỷ phú mới trong năm 2017, so với con số 87 trong năm 2012. Trong khi đó, Trung Quốc "góp" thêm 106 tỷ phú mới vào danh sách những người siêu giàu trên thế giới, đồng nghĩa cứ 3 ngày thì xuất hiện 1 tỷ phú mới.
Nhờ đà tăng này, tính chung trên toàn châu Á, cứ một tuần lại có thêm 3 người có tài sản tỷ USD. Năm 2017 cũng là lần đầu tiên kể từ khi UBS và PwC tiến hành khảo sát chứng kiến số lượng tỷ phú gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương vượt qua Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, số lượng tỷ phú châu Á sẽ vượt tỷ phú Mỹ trong 3 năm tới.
Sự gia tăng chóng mặt của giới siêu giàu Trung Quốc trên bản đồ thế giới là nhờ hoạt động làm ăn phát đạt của giới chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Cũng theo khảo sát, 97% tỷ phú Trung Quốc là tự tay gây dựng sự nghiệp và có độ tuổi trung bình 56, ít hơn khoảng 10 tuổi so với các tỷ phú Bắc Mỹ. Trong khi đó, trong số 53 tỷ phú Mỹ mới trong năm ngoái có 30 người là tự tay lập nghiệp.
Về giá trị tài sản, tổng số tài sản của các tỷ phú trên thế giới trong năm 2017 đã tăng 19% lên mức kỷ lục 8.900 tỷ USD. Riêng số tài sản của các tỷ phú Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với mức trên, cụ thể tăng 39% lên 1.200 tỷ USD. Ở châu Mỹ, giá trị tài sản của các tỷ phú tăng chậm hơn, ở mức 12% lên 3.600 tỷ USD.
Trong khi đó, đồng euro tăng giá đã giúp giá trị tài sản của các tỷ phú châu Âu tăng 19%, mặc dù số lượng tỷ phú ở "lục địa già" chỉ tăng 4% lên 414 người.
Quốc hội New Zealand chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Chính phủ New Zealand ngày 25-10 thông báo nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Quốc hội New Zealand đã phê chuẩn CPTPP vào cuối ngày 24-10 với ủng hộ của tất cả các đảng, trừ Đảng Xanh. Trước đó, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã phê chuẩn CPTPP hồi đầu năm 2018.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand David Parker cho biết tầm quan trọng của CPTPP đã gia tăng trong những tháng gần đây trước “sự leo thang của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giới”.
Theo ông Parker, việc New Zealand thông qua CPTPP có nghĩa trong tương lai các doanh nghiệp của nước này sẽ có thể được hưởng lợi từ các điều kiện thương mại được cải thiện và thuế quan hạ thấp. Trước CPTPP, New Zealand không có một hiệp định thương mại nào ký với Nhật Bản, Canada hay Mexico.
Với tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP đã được 11 nước thành viên ký kết hồi tháng 3-2018 sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nay. Theo quy định, CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi sáu nước thành viên thông qua hiệp định này. Trong khi đó, Quốc hội Australia đã thông qua CPTPP hồi đầu tháng 10-2018 và dự kiến sẽ phê chuẩn vào cuối năm 2018, cùng với Canada và Việt Nam. Các nước thành viên còn lại của CPTPP là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Vai trò không thể thiếu của WTO trong hệ thống thương mại toàn cầu
Trong hai ngày 24 và 25-10, hội nghị bộ trưởng về cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra tại Ottawa, Canada, với mục tiêu xác định chương trình hành động cụ thể nhằm củng cố và hoàn thiện hơn tổ chức gồm 164 thành viên này trong tương lai.
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế Canada, Jim Carr tập trung thảo luận 3 chủ đề chính: Chương trình hành động trước mắt nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của WTO; Bảo vệ và củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp; và Đổi mới chức năng đàm phán của WTO.
Hội nghị quy tụ sự tham gia của giới chức 13 nền kinh tế gồm Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brazil, Chile, Mexico, Kenya, Na Uy, Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU). Bộ trưởng Jim Carr thừa nhận rằng một cuộc cải cách WTO sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu vắng Mỹ và Trung Quốc, nhưng Ottawa bước đầu mong muốn tập hợp một nhóm quốc gia cùng chia sẻ quan điểm rằng cần phải bảo vệ một trật tự quốc tế dựa trên những quy tắc.
Hiện 164 quốc gia thành viên của WTO đang chiếm khoảng 98% thương mại toàn cầu. Theo thống kê, giá trị trao đổi hàng hóa và dịch vụ tính trên quy mô toàn cầu ước đạt 22.000 tỷ USD trong năm 2017. Trong khi gần như toàn bộ hoạt động thương mại của thế giới đang nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, thì hệ thống này lại đang trục trặc do sự ngăn cản của Washington bổ nhiệm thẩm phán mới cho Cơ quan phúc thẩm WTO, một sách lược khiến các vụ kiện nhằm giải quyết tranh chấp tại WTO có nguy cơ bị tạm dừng.
Hội nghị đã ra tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc và nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của WTO trong việc tạo thuận lợi và bảo vệ thương mại. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ đã ảnh hưởng tiêu cực tới WTO và đặt toàn bộ hệ thống thương mại đa phương vào thế rủi ro, các Bộ trưởng chia sẻ quyết tâm “hành động nhanh chóng và có sự phối hợp” để giải quyết các thách thức chưa từng có tiền lệ đối với WTO và cũng để khôi phục lại niềm tin vào tổ chức này.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh về nhu cầu cấp bách phải gỡ thế bế tắc trong việc bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan phúc thẩm của WTO, cam kết tiếp tục thảo luận để xúc tiến những ý tưởng nhằm bảo vệ và củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp.
Tuyên bố tại hội nghị cũng khẳng định cần khôi phục chức năng đàm phán của WTO và thừa nhận sự cần thiết phải giải quyết “những méo mó” của thị trường bắt nguồn từ những chính sách trợ cấp và các công cụ khác. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về việc cần tăng cường cơ chế giám sát của WTO và tính minh bạch trong chính sách thương mại của các nước thành viên và dự kiến tiếp tục nhóm họp vào tháng 01-2019./.
Chung kết Cuộc thi y tế cơ sở giỏi năm 2018  (30/10/2018)
“Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo” - Một phương châm hành động của lực lượng công an nhân dân  (30/10/2018)
Kết hợp quân - dân y trong khám, chữa bệnh  (30/10/2018)
Điện và thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  (30/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên