Mekong Connect 2017: Phát triển tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ
TCCSĐT - Tại buổi họp báo ở thành phố Cần Thơ ngày 10-10-2017, ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, cho biết: Mekong Connect - Diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long - lần thứ 3, năm 2017 (Mekong Connect 2017) sẽ diễn ra ngày 26-10- 2017 tại Trung tâm Hội nghị TTC Palace, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, với chủ đề: “Phát triển tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ”.
Mekong Connect 2017 do mạng lưới liên kết 4 tỉnh, thành ABCD Mekong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp) cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham VN), Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA) đồng phối hợp tổ chức.
Mekong Connect 2017 là sự kiện thường niên dành cho các cấp quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước, các lãnh đạo doanh nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông tin, cơ hội kinh doanh, tổ chức kết nối giao thương và đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà phân phối ASEAN, các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam; giữa các nhà đầu tư quốc tế và các nhà quản lý các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng các doanh nghiệp liên quan đến năng lượng tái tạo.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập nhấn mạnh: Diễn đàn năm nay quy tụ gần 30 diễn giả là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp,… bàn về gần 25 đề tài quan trọng xoay quanh nội dung làm sao phát triển nguồn tài nguyên bản địa của 4 tỉnh, thành ABCD Mekong và đồng bằng sông Cửu Long là: dừa, gạo, cá, sen - du lịch cũng như việc ứng dụng công nghệ để phát triển bền vững các tài nguyên bản địa đó, giúp đồng bằng sông Cửu Long tìm ra những hướng phát triển mới trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, đơn vị đồng tổ chức Mekong Connect 2017, cho biết: So với hai lần tổ chức trước vào các năm 2015 và 2016, Mekong Connect 2017 có nhiều điểm mới. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên các địa phương ABCD Mekong và các đơn vị trong nước phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức sự kiện Mekong Connect; thứ hai, lực lượng tham gia đông hơn với khoảng 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 500 doanh nghiệp Việt Nam, 20 tổ chức kinh doanh trên thế giới cùng nhiều vị đại sứ, tổng lãnh sự các nước ASEAN; thứ ba, ngoài 02 phiên thảo luận chính còn có 04 phiên thảo luận với nhiều báo cáo chuyên sâu, bàn về việc ứng dụng và kết hợp công nghệ để phát triển 4 tài nguyên bản địa là dừa, gạo, cá, sen - du lịch; thứ tư, hướng đến hình thành và xây dựng chuỗi giá trị của 4 nhóm tài nguyên bản địa thông qua sự tác động của công nghệ, thương mại hóa sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; thứ năm, các nội dung thảo luận theo hướng chuyển từ tư duy tất cả cho sản xuất sang tư duy kinh tế thị trường; thứ sáu, chú trọng các cơ hội kết nối giao thương hiệu quả giữa doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các chương trình xúc tiến thương mại và liên kết 4 tỉnh, thành ABCD Mekong.
Mekong Connect 2015 và 2016 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Mekong Connect 2015 thu hút sự tham gia của khoảng 500 doanh nhân, chuyên gia, tập trung bàn giải pháp liên kết hợp tác ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, tiêu thụ nông sản, khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ cao trong sản xuất,… Mekong Connect 2016 có chủ đề “Tìm Cơ trong Nguy”, thu hút hơn 600 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tập trung bàn giải pháp để đồng bằng sông Cửu Long chủ động thích ứng, đối phó hữu hiệu với “biến đổi khí hậu, vấn nạn môi trường, thách thức hội nhập”, phát triển bền vững./.
Xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại  (10/10/2017)
Chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển  (10/10/2017)
Việt Nam đóng góp sáng kiến giảm nhẹ rủi ro thiên tai  (10/10/2017)
Phát huy dân chủ trong các khâu của công tác cán bộ  (10/10/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên