Việt Nam đóng góp sáng kiến giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Tại Liên hợp quốc, rạng sáng 10-10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72 tổ chức phiên thảo luận chung đối với đề mục về phát triển bền vững (đề mục 19).
Đại diện các nước sẽ tham gia thảo luận các tiểu đề mục về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chống biến đổi khí hậu, tình trạng sa mạc hóa và hạn hán, công ước về đa dạng sinh học, đảm bảo tiếp cận năng lượng hiện đại và chống bão cát.
Có 60 nước đăng ký tham gia phát biểu về đề mục này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội giới thiệu 7 báo cáo của Ban thư ký về đề mục này, khẳng định sau 2 năm kể từ khi được thông qua, Chương trình nghị sự 2030 đang ở trên đà triển khai mạnh mẽ ở các nước thành viên. Tuy vậy, những tiến bộ đã đạt được ở tốc độ chậm so với lộ trình dự kiến đến năm 2030.
Vì vậy, các báo cáo và thảo luận lần này nhằm nhìn lại thực tế, thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Đại diện cho nhóm nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Philippines nhấn mạnh việc ASEAN đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau và với cộng đồng quốc tế nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Philippines tái khẳng định cam kết của ASEAN với Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, kêu gọi các nước phát triển đã tham gia thỏa thuận này tăng cường hỗ trợ các nỗ lực thúc đẩy các thành phố ít thải khí carbon và có khả năng phục hồi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á, trong đó công nghệ năng lượng bền vững và hệ thống cảnh báo sớm thiên tai đóng vai trò quan trọng.
Phát biểu tại phiên thảo luận chung, đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, ông Ngô Gia Thuận, Bí thư thứ nhất, khẳng định là một trong những quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, Việt Nam đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu với sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan Liên hợp quốc trong những năm qua, như nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro thiên tai, cập nhật bổ sung các nội dung về phòng chống rủi ro thiên tai vào khung pháp luật quốc gia, tăng cường Ban Chỉ đạo quốc gia, thành lập Ủy ban Quốc gia cũng như Chiến lược Quốc gia về chống biến đổi khí hậu.
Từ kinh nghiệm thực tế tại nước mình, Đại diện Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh 3 giải pháp góp phần tăng cường phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo đại diện Việt Nam, giải pháp đầu tiên là vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải được giải quyết trong bối cảnh tổng thể thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và cần sự tương tác đồng bộ với các vấn đề khác như khoa học - công nghệ, bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ…
Đại diện Việt Nam cho rằng, cần tập trung hỗ trợ phát triển bằng các khoản đầu tư cho năng lực phục hồi ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai.
Việt Nam cũng kêu gọi chia sẻ trách nhiệm trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai với các thành phần khác có lợi ích liên quan, cả trong khu vực nhà nước và tư nhân./.
Phát huy dân chủ trong các khâu của công tác cán bộ  (10/10/2017)
Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết lợi ích chính trị giữa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946  (10/10/2017)
Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết lợi ích chính trị giữa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946  (10/10/2017)
Đà Nẵng tập trung hoàn thiện chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC  (10/10/2017)
Việt Nam thể hiện trách nhiệm khi tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO  (10/10/2017)
Việt Nam và Sierra Leone tăng cường hợp tác nhiều mặt  (10/10/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên