Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 16-2-2009 đến 22-2-2009)
1. Tổng thống Bô-li-vi-a thăm Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp
Từ 15 đến 18-2-2009, Tổng thống Bô-li-vi-a E.Mô-ra-lét thăm Liên bang Nga và CH Pháp nhằm thúc đẩy hợp tác Bô-li-vi-a - Nga trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, nhân đạo và chống ma túy; thảo luận về triển vọng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại song phương Bô-li-vi-a - Pháp và quan hệ giữa các nước tham gia Cộng đồng An-đét với Liên minh châu Âu. Nhân dịp này, Bô-li-vi-a và Nga đã ký một loạt văn kiện hợp tác, trong đó có hiệp định hợp tác kỹ thuật - quân sự, theo đó, Nga sẽ cung cấp máy bay trực thăng cho Bô-li-vi-a.
2. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định điều thêm quân đến Áp-ga-ni-xtan
Ngày 17-2-2009, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định điều thêm 17.000 quân đến Áp-ga-ni-xtan vào mùa xuân và mùa hè năm 2009, đưa tổng số quân Mỹ tại chiến trường này lên 53.000 quân. Đây được xem là động thái quân sự quan trọng đầu tiên của Tổng thống B.Ô-ba-ma kể từ
khi nhậm chức. Giải thích về quyết định tăng quân của mình, ông Ô-ba-ma cho biết, tình hình an ninh ngày càng tồi tệ ở Áp-ga-ni-xtan yêu cầu ''sự quan tâm khẩn cấp và hành động nhanh chóng'' để giải quyết vấn đề vốn ''không nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và nguồn lực chiến lược mà nó cần gấp”. Các tướng lĩnh Mỹ hy vọng số lượng quân bổ sung sẽ có mặt ở Áp-ga-ni-xtan vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè năm nay như một phần hỗ trợ đối phó với tình trạng bạo lực và hỗn độn ngày càng gia tăng ở quốc gia Nam Á này, đặc biệt trong bối cảnh Áp-ga-ni-xtan chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào tháng 8-2009.
3. Nga – Trung Quốc đạt thỏa thuận hợp tác dầu khí
Ngày 17-2-2009, Nga ký một thỏa thuận năng lượng lớn nhất từ trước tới nay với Trung Quốc, theo đó, Nga sẽ cung cấp dầu mở cho Trung Quốc với khối lượng 15 triệu tấn/năm trong 20 năm, với điều kiện Trung Quốc cấp khoản tín dụng 25 tỉ USD với lãi suất 5%/năm và thời hạn là 20 năm. Ngân hàng phát triển Trung Quốc cấp cho 2 công ty của Nga là ''Rosneft'' khoản tín dụng 15 tỉ và ''Transneft'' 10 tỉ USD. Thỏa thuận này là bước thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa 2 nước được ký cuối tháng 10-2008.
4. Mở phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khơ-me Đỏ
Ngày 17-2-2009, tại thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia, Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khơ-me Đỏ (ECCC) mở phiên xét xử đầu tiên đối với Caing Kếch Yêu, biệt danh là Đắt, nguyên Trưởng giám ngục Trung tâm giam giữ Tuôn Xleng về các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội tra tấn và giết người có chủ ý. Với những tội bị cáo buộc, y có thể bị kết án tù chung thân, mức án cao nhất mà ECCC được quyền phán quyết. Tại phiên tòa, Chánh án Nít Non tuyên phán phiên tòa này là kết quả của những nỗ lực to lớn nhằm xác lập một tòa án xét xử độc lập và công bằng đối với các thủ lĩnh cấp cao của Khơ-me Đỏ, chế độ đã gây ra những "cánh đồng chết" giết hại gần 2 triệu người Cam-pu-chia.
5. Hạ viện Cộng hoà Séc phê chuẩn Hiệp ước Li-xbon
Ngày 18-2-2009, với tỷ lệ 125 phiếu thuận và 61 phiếu chống, Hạ viện Cộng hoà Séc đã thông qua Hiệp ước Li-xbon của Liên minh châu Âu (EU), một bước quan trọng để hướng tới việc phê chuẩn hiệp ước trên tại quốc gia Đông Âu này. Để có hiệu lực ở Cộng hoà Séc, Hệp ước Li-xbon còn phải được Thượng viện Séc thông qua và được Tổng thống phê chuẩn. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, quá trình này có thể bị trì hoãn do nhiều thượng nghị sĩ cánh hữu yêu cầu nước này trước hết phải thông qua kế hoạch cho phép triển khai một bộ phận thuộc Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (NMD) trên lãnh thổ Séc. Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, là thành viên cuối cùng trong EU tiến hành bỏ phiếu thông qua Hiệp ước Li-xbon.
6. Hội nghị các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng NATO
Ngày 19-2-2009, các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng NATO tham dự hội nghị hai ngày tại thành phố Kra-cốp của Ba Lan để thảo luận các vấn đề cấp bách, trong đó có tình hình Áp-ga-ni-xtan trong bối cảnh năm 2009 sẽ là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với lực lượng Mỹ và các lực lượng nước ngoài đóng tại quốc gia Trung Á này. Tình hình an ninh trên tuyến đường từ Pa-ki-xtan tới Áp-ga-ni-xtan ngày một xấu đi, trong khi căn cứ không quân Ma-nát của Mỹ tại Cư-rơ-gư-xtan bị đóng cửa, nên NATO buộc phải tìm cách bảo đảm mới để chi viện cho chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Lời kêu gọi các nước NATO tăng quân cho cuộc chiến chống Ta-li-ban và ma túy ở Áp-ga-ni-xtan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết đưa ra tại Hội nghị này không được tất cả các đại biểu hưởng ứng. Ngoại trưởng Anh Đa-vít Mi-li-ban tuyên bố, Anh không có kế hoạch tăng quân sang Áp-ga-ni-xtan. Ông Đa-vít Mi-li-ban từng cho rằng, các lực lượng NATO hiện đang rơi vào tình trạng “bế tắc chiến lược” trước sự trỗi dậy của Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan.
7. Kư-git-xtăng thông qua quyết định đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ ở Ma-nat
Ngày 19-2-2009, Quốc hội Kư-git-xtăng thông qua quyết định hủy bỏ hiệp định ký với Mỹ về sự có mặt của quân đội Mỹ tại căn cứ quân sự thuộc sân bay quốc tế ma-nát. Việc đóng cửa căn cứ không quân duy nhất của Mỹ ở Trung Á đặt tại Ma-nat cắt đứt một trong những tuyến đường cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan. Quyết định này của Kư-git-xtăng sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng các tuyến đường cung cấp hỗ trợ cho Áp-ga-ni-xtan sau khi các đoàn xe của quân đội Mỹ thường xuyên bị các phần tử vũ trang tấn công tại Pa-ki-xtăng. Mỹ sẽ có 180 ngày để chuẩn bị sau khi quyết định của Quốc hội Kư-git-xtăng được ký ban hành. Người phát ngôn NATO Giêm Áp-pa-thu-rai (James Appathurai) cho rằng, cuộc bỏ phiếu của Kư-git-xăng là “một sự phiền phức và là một quyết định đáng tiếc, nhưng chắc chắn chúng tôi có thể chấp nhận được”. Còn người phát ngôn Lầu Năm góc Gi-óp Mo-ren (Geoff Morrell) nói: hiện phía Mỹ “chưa hề nhận được thông báo chính thức nào khác, nên các hoạt động ở đó vẫn sẽ tiếp tục như bình thường”.
8. Các bộ trưởng tài chính ASEAN + 3 họp thảo luận các biện pháp phục hồi kinh tế
9. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hu-gô Cha-vét thăm Cu-ba
Ngày 19-2-2009, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hu-gô Cha-vét sang thăm Cu-ba và gặp mặt lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô. Chuyến thăm bất ngờ của ông H.Cha-vét diễn ra 5 ngày sau khi ông giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của tổng thống, mở đường cho ông Cha-vét một lần nữa ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào năm 2012. Đây cũng là chuyến thăm Cu-ba đầu tiên diễn kể từ khi ông Cha-vét giành được chiến thắng trên. Ông Cha-vét hiện là tổng thống thứ sáu của khu vực Mỹ La-tinh tới thăm Cu-ba kể từ đầu năm tới nay, sau nguyên thủ các nước Pa-na-ma, Ê-cu-a-đo, Ác-hen-ti-na, Chi-lê và Goa-tê-ma-la. Tháng 12-2008, Chủ tịch Cu-ba Ra-un Cát-xtơ-rô cũng đã thăm thủ đô Ca-ra-cát của Vê-nê-xu-ê-la - chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Ra-un kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 7-2006.
10. Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn tới 4 nước châu Á
Ra mắt Trung tâm Hành động khắc phục bom, mìn Việt Nam  (23/02/2009)
Hậu Giang - 5 năm cùng cả nước vượt qua khó khăn, phát triển bền vững  (23/02/2009)
Sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt - Trung  (23/02/2009)
Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường  (23/02/2009)
20 năm Ngày Biên phòng toàn dân và bốn nhiệm vụ trọng tâm  (23/02/2009)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay