Đảng bộ Lâm Đồng với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước yêu cầu đổi mới
Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, quyết tâm thực hiện mục tiêu đặt ra, sớm đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, trong thời gian tới, Đảng bộ Lâm Đồng đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, có diện tích 9.764 km2, dân số gần 1,2 triệu người, với 40 dân tộc anh em từ hều hết các tỉnh, thành trong cả nước về lập nghiệp và chung sống. Tính đến cuối năm 2007, Lâm Đồng có 20 đảng bộ trực thuộc với 797 tổ chức cơ sở đảng, 24.679 đảng viên, trong đó có 2.260 đảng viên là người dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII và Kết luận Hội nghị Trung ương khóa IX “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”, Đảng bộ Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định, quy chế liên quan đến công tác lãnh đạo, điều hành và phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm bớt đầu mối, đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động trong quản lý, chỉ đạo; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới của chính bộ máy và của công dân. Đảng bộ cũng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt việc giải quyết, xử lý những vụ việc nổi cộm, bức xúc và đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; triển khai việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên qua từng năm; thực hiện quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, quy định về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí ở các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng. Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý, chấn chỉnh kịp thời một số vụ việc vi phạm. Các cấp ủy đảng tập trung xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém, gắn việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng với củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp đội ngũ cán bộ các cấp...
Từ cuối năm 2007, thực hiện Quy định số 51-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc; trên cơ sở đó, Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiêm túc thực hiện việc phát huy tốt dân chủ nội bộ, mối quan hệ, lề lối làm việc trong Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy có sự gắn kết, cởi mở hơn, tạo được sự phấn khởi, tin tưởng trong Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Qua sơ kết cuộc vận động, số lượng, chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên không ngừng được nâng lên. Năm 2000, toàn Đảng bộ có 622 tổ chức cơ sở đảng với 15.981 đảng viên, 57,4% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; đến năm 2007 toàn Đảng bộ có 797 tổ chức cơ sở đảng với 24.679 đảng viên, 75% chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh. Trong số 24.679 đảng viên của toàn Đảng bộ, tỷ lệ đảng viên có trình độ văn hóa cấp III chiếm 72,5%; trung học chuyên nghiệp chiếm 22%, cao đẳng - đại học chiếm 33,2%; về trình độ lý luận chính trị: sơ cấp chiếm 21,6%, trung cấp 20% và cao cấp 4,5%.
Về kết quả phân loại đảng viên năm 2007, có 77,5 % đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 20% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 22,5% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ và 0,6 % đảng viên vi phạm tư cách (năm 2000 có 1,45% đảng viên vi phạm và không đủ tư cách, phải đưa ra khỏi Đảng). Trong số 1.265 thôn, khu phố trong toàn tỉnh, đến năm 2007 đã có 79,1% thôn, khu phố có tổ chức đảng, 97,3% thôn, khu phố có đảng viên.
Có thể thấy rằng, những kết quả đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng cũng còn một số hạn chế, yếu kém đáng chú ý như công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thường xuyên; nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; tiêu cực, lãng phí còn xảy ra ở một số nơi. Việc chấp hành nguyên tắc, kỷ cương, luật pháp của Đảng và Nhà nước ở một số cấp ủy, tổ chức đảng không nghiêm, còn tình trạng dân chủ hình thức, thực hiện tự phê bình và phê bình còn yếu. Mối quan hệ giữa các cấp, ngành có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều bất cập; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên.
Để tiếp tục phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định, sớm đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, trong thời gian tới, Đảng bộ Lâm Đồng xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện như sau:
1 - Tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc và tự giác hành động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; khơi dậy và phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, xóa bỏ tư tưởng trì trệ, bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đấu tranh mạnh mẽ chống các biểu hiện tiêu cực trong hệ thống chính trị và trong xã hội, chống những tư tưởng sai trái, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo với phương châm hướng mạnh về cơ sở. Tăng cường đối thoại, thực hiện tốt thông tin hai chiều, nắm bắt và định hướng dư luận kịp thời, hiệu quả, xử lý được những tình huống phức tạp phát sinh ngay từ cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng". Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
2 - Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” và các chủ trương của Trung ương và tỉnh về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành, lề lối làm việc và sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình về công tác tổ chức, cán bộ, bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng. Gắn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy với nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức.
3 - Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thực hiện việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ đúng quy trình, dân chủ và công khai. Đặc biệt coi trọng việc bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Kiên quyết thay thế cán bộ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức yếu kém mà không chờ đến hết nhiệm kỳ và thời hạn bổ nhiệm lại. Quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.
4 - Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa X, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hướng tới bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, đều khắp của các tổ chức đảng ở các địa bàn dân cư, và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát huy có hiệu quả vai trò hạt nhân của tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở cơ sở; xác định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng đối với những vấn đề phức tạp xảy ra trên địa bàn, cơ quan, đơn vị mình.
5 - Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng cấp ủy xem nhẹ công tác kiểm tra, giám sát hoặc khoán trắng cho ủy ban kiểm tra. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên nhằm chủ động phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những vi phạm, góp phần chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng có hiệu quả. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; có biện pháp nhằm phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân đối với tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên; chú trọng kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, như lĩnh vực đầu tư xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, tài chính...
6 - Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về cơ chế, chính sách của địa phương cho phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương./.
Nga nối lại đàm phán đa phương về gia nhập WTO  (17/09/2008)
Lập nhóm công tác Việt - Mỹ giải quyết vấn đề da cam  (17/09/2008)
Việt Nam thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa ASEAN  (17/09/2008)
Xây dựng công tác phòng chống tội phạm thành phong trào toàn dân  (17/09/2008)
Nga nối lại đàm phán đa phương về gia nhập WTO  (17/09/2008)
Ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nga  (17/09/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên