Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 20-3 đến ngày 26-3-2017)
22:35, ngày 30-03-2017
TCCSĐT - Singapore và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời trên nhiều mặt cùng với sự hợp tác thực chất trên nhiều lĩnh vực. Điểm mấu chốt của mối quan hệ khăng khít này là mối quan hệ cá nhân thân thiết của các lãnh đạo của hai nước được duy trì thông qua các chuyến thăm cấp cao cũng như các cuộc gặp thường xuyên tại các diễn đàn đa phương. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Lý Hiển Long nhằm tái khẳng định mối quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 24-3-2017. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Hiển Long đã dự lễ đón, hội đàm và chiêu đãi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến với Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thủ tướng Lý Hiển Long đã đặt hoa tại Tượng đài các anh hùng liệt sỹ, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước theo hướng ngày càng thực chất hơn, vì lợi ích nhân dân hai nước, hoà bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới; nhất trí việc phát triển quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó thông qua thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và giao lưu nhân dân; coi đây là nền tảng quan trọng, tạo khuôn khổ cho các lĩnh vực khác phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Lý Hiển Long cam kết Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo cán bộ của Việt Nam, trong đó có cán bộ Đảng, thông qua hợp tác kỹ thuật theo Chương trình hợp tác Singapore.
Hai bên nhất trí bên cạnh tiếp tục phát huy hiệu quả Hiệp định Khung Kết nối hai nền kinh tế sẽ tích cực hợp tác, tìm tòi những hướng đi mới, sáng tạo và bắt kịp với làn sóng cách mạng công nghệ đang diễn ra. Hai bên nhất trí duy trì tham vấn và hợp tác chặt chẽ với nhau và các nước ASEAN khác xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất , năng động, sáng tạo, phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội trong việc xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và hiểu biết lẫn nhau.
Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin và Phu nhân đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 25-3-2017 .Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, có cuộc gặp gỡ với báo chí; hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin còn chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Dự án “Tổ hợp y tế - Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội” giữa Tập đoàn TH True Milk với Công ty MedicDan Ltd và Công ty Staromedic R.N International (Israel); gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ về gói tài chính 200 triệu USD trong lĩnh vực y tế giữa Tập đoàn Jasmine (Israel) và Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đất Vàng. Tại các buổi tiếp xúc, hai bên trao đổi cụ thể, khẳng định quyết tâm tăng cường, phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ. Hai bên tin tưởng rằng, hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ, doanh nghiệp hai nước sẽ đưa quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển nhanh hơn nữa.
Hai bên nhất trí coi kinh tế là trọng tâm, đưa khoa học công nghệ trở thành trụ cột ưu tiên trong hợp tác song phương thời gian tới. Hai bên thống nhất cần khai thác tối đa tiềm năng và tính bổ trợ của hai nền kinh tế, nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 3 tỉ USD trong những năm tới. Tổng thống Israel cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý, làm sạch các vùng đất bị nhiễm chất độc da cam. Hai bên nhất trí cần tăng cường tiếp xúc các cấp, khuyến khích quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các địa phương, bộ, ngành, phát huy vai trò hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban liên Chính phủ, tham vấn chính trị…; trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, khu vực Trung Đông cũng như các vấn đề quốc tế, nhấn mạnh hợp tác có vai trò quan trọng và là xu thế để duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB)
Ngày 23-3-2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Kristalina I. Georgieva. Chúc mừng bà Kristalina I. Georgieva nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc điều hành WB, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hy vọng bà Kristalina I. Georgieva sẽ đạt nhiều thành công trên cương vị mới. Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và WB ngày càng phát triển, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong xóa đói giảm nghèo.
Bày tỏ ấn tượng khi đến thăm và chứng kiến những tiến bộ mà Việt Nam đạt được, bà Kristalina I. Georgieva nhận định, thành công của Việt Nam là kết quả của các chính sách tốt. Tổng giám đốc điều hành WB cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đối với WB và mong đợi hai bên tiếp tục tinh thần hợp tác này trong tương lai. Bà Kristalina I. Georgieva khẳng định mong muốn hợp tác với Chính phủ Việt Nam để xác định động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế cũng như hỗ trợ Việt Nam để chống chịu các cú sốc về kinh tế cũng như do thiên nhiên. Cho rằng Việt Nam còn có nhiều dư địa phát triển kinh tế, ”, bà Kristalina I. Georgieva nói nêu rõ WB sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trên chặng đường phát triển của mình.
Bà Kristalina Georgieva cho biết, năm 2017, WB dành 1,8 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực giảm nghèo, đặc biệt tập trung giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ Việt Nam quản lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp, đô thị, giải quyết vấn đề liên quan đến an toàn đập để đảm bảo rằng những đập đã được xây tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy lợi ích trong nhiều thập kỷ tới; đồng thời WB nỗ lực giúp Việt Nam có thể đạt được cân bằng và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị quan chức cấp cao G20
Ngày 23 và 24-3-2017 tại Frankfurt (Đức), Hội nghị các quan chức cao cấp Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), còn gọi là Hội nghị Sherpa G20 lần thứ 2 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đức. Cùng với Hà Lan, Na Uy, Singapore, Chad và Senegal, Việt Nam là một trong những nước tham gia với tư cách khách mời. Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh (Sherpa Việt Nam) làm trưởng đoàn tham dự với tư cách là chủ nhà APEC 2017.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn, mặc dù còn chậm chạp, các xu hướng bảo hộ, chống toàn cầu hoá có xu hướng gia tăng, chính quyền một số nước điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại, tác động đến khả năng đạt đồng thuận đối với một số vấn đề quốc tế quan trọng như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu và vai trò của các tổ chức hợp tác phát triển và thương mại đa phương… Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp nhiều ý kiến tại các phiên thảo luận. Phát biểu tại phiên Thương mại và Đầu tư, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đã chuyển tới hội nghị kết quả Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất; kiến nghị APEC và G20 cần tăng cường phối hợp và bổ sung lẫn nhau trong các vấn đề hai bên đều quan tâm, nhất là thương mại và đầu tư; nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn cầu hóa và thương mại đa phương đồng thời kêu gọi các nước lưu ý điều chỉnh chính sách trong nước để đảm bảo lợi ích toàn cầu hóa được phân bổ đồng đều, hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đoàn Việt Nam cũng chia sẻ kết quả và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tương tự trong các khuôn khổ như Hội nghị Liên hợp quốc khu vực Á–Âu về tăng cường hợp tác thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, các khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekng, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong và Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (ACMECS-CLMV)… Nhiều ý kiến đóng góp có trách nhiệm của đoàn Việt Nam về thúc đẩy liên kết kinh tế, hợp tác ba bên hỗ trợ châu Phi, vấn đề chống vi khuẩn kháng thuốc, thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững 2030, chống tham nhũng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, ứng phó với biến đổi khí hậu,... được nước chủ nhà Đức và nhiều đại biểu hoan nghênh và tán đồng. Bên lề Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đã gặp song phương Trưởng đoàn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy việc OECD hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017.
Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy đối thoại giải quyết bất đồng
Trong hai ngày 23 và 24-3-2017, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 42 nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng tại kỳ họp lần thứ 34. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức khác tại Geneva, làm trưởng đoàn tham dự kỳ họp này.
Tại kỳ họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 26 dự thảo nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, như quyền lao động, quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền, quyền trẻ em, hoặc khía cạnh quyền con người trên nhiều vấn đề đang nổi lên hiện nay như quyền riêng tư trong kỷ nguyên số, quyền con người và môi trường... Sau nhiều phiên tranh luận, 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền đã bỏ phiếu để thông qua 15 dự thảo nghị quyết khác, đáng chú ý là các nghị quyết về việc hưởng các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, quyền lao động, quyền lương thực, tình hình tại Syria, Iran, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, khủng bố...
Tham dự kỳ họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Dương Chí Dũng và Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận các nghị quyết, quyết định của Khóa 34 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực. Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại một số đề mục trong chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền kỳ họp này, chuyển tải thông điệp chung của Việt Nam là Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng.
Việt Nam ủng hộ phong trào cánh tả thế giới vì hòa bình và thịnh vượng
Từ ngày 22 đến ngày 25-3-2017, tại Mexico, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng dẫn đầu, đã tham dự Hội thảo “Các đảng và một xã hội mới” lần thứ 21, diễn ra tại thủ đô Mexico City, với sự tham dự của hơn 800 đại biểu, trong đó có 300 đại biểu quốc tế thuộc 150 đảng và tổ chức chính trị đến từ 40 quốc gia của 5 châu lục.
Phát biểu tại hội thảo do đảng Lao Động Mexico (PT) chủ trì, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng đánh giá cao ý nghĩ của sự kiện quan trọng này và nhấn mạnh đây là một diễn đàn để các lực lượng cánh tả có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường đoàn kết và thống nhất hành động giữa các lực lượng cánh tả, tiến bộ không chỉ ở Mexico, khu vực Mỹ Latinh mà trên toàn thế giới. Đồng chí Nguyễn Huy Tăng khẳng định sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào cánh tả đấu tranh vì hòa bình, thịnh vượng và bình đẳng trên thế giới. Đồng thời nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Việt Nam là tiếp tục hội nhập sau rộng vào đời sống quốc tế và có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc cùng nhân dân, bạn bè trên quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình vứng bền, ổn định, hợp tác và cũng phát triển, thực hiện phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo độc lập dân tộc, an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc của nhân dân.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Tăng và đoàn đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với đại diện của các đảng và phòng trào tiến bộ anh em. Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai đảng, qua đó đẩy mạnh sự hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng và quyền Trưởng Ban Đối ngoại của đảng Cách mạng thể chế (PRI) cầm quyền của Mexico Elsa Espinosa khẳng định sự cần thiết thúc đẩy Thỏa thuận thương mại tự do song phương nhằm nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại./.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 24-3-2017. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Hiển Long đã dự lễ đón, hội đàm và chiêu đãi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến với Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thủ tướng Lý Hiển Long đã đặt hoa tại Tượng đài các anh hùng liệt sỹ, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước theo hướng ngày càng thực chất hơn, vì lợi ích nhân dân hai nước, hoà bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới; nhất trí việc phát triển quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó thông qua thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và giao lưu nhân dân; coi đây là nền tảng quan trọng, tạo khuôn khổ cho các lĩnh vực khác phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Lý Hiển Long cam kết Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo cán bộ của Việt Nam, trong đó có cán bộ Đảng, thông qua hợp tác kỹ thuật theo Chương trình hợp tác Singapore.
Hai bên nhất trí bên cạnh tiếp tục phát huy hiệu quả Hiệp định Khung Kết nối hai nền kinh tế sẽ tích cực hợp tác, tìm tòi những hướng đi mới, sáng tạo và bắt kịp với làn sóng cách mạng công nghệ đang diễn ra. Hai bên nhất trí duy trì tham vấn và hợp tác chặt chẽ với nhau và các nước ASEAN khác xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất , năng động, sáng tạo, phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội trong việc xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và hiểu biết lẫn nhau.
Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Ruvi Rivlin và Phu nhân đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 25-3-2017 .Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, có cuộc gặp gỡ với báo chí; hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, Tổng thống Reuven Ruvi Rivlin còn chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Dự án “Tổ hợp y tế - Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội” giữa Tập đoàn TH True Milk với Công ty MedicDan Ltd và Công ty Staromedic R.N International (Israel); gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ về gói tài chính 200 triệu USD trong lĩnh vực y tế giữa Tập đoàn Jasmine (Israel) và Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đất Vàng. Tại các buổi tiếp xúc, hai bên trao đổi cụ thể, khẳng định quyết tâm tăng cường, phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ. Hai bên tin tưởng rằng, hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ, doanh nghiệp hai nước sẽ đưa quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển nhanh hơn nữa.
Hai bên nhất trí coi kinh tế là trọng tâm, đưa khoa học công nghệ trở thành trụ cột ưu tiên trong hợp tác song phương thời gian tới. Hai bên thống nhất cần khai thác tối đa tiềm năng và tính bổ trợ của hai nền kinh tế, nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 3 tỉ USD trong những năm tới. Tổng thống Israel cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý, làm sạch các vùng đất bị nhiễm chất độc da cam. Hai bên nhất trí cần tăng cường tiếp xúc các cấp, khuyến khích quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các địa phương, bộ, ngành, phát huy vai trò hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban liên Chính phủ, tham vấn chính trị…; trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, khu vực Trung Đông cũng như các vấn đề quốc tế, nhấn mạnh hợp tác có vai trò quan trọng và là xu thế để duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB)
Ngày 23-3-2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Kristalina I. Georgieva. Chúc mừng bà Kristalina I. Georgieva nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc điều hành WB, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hy vọng bà Kristalina I. Georgieva sẽ đạt nhiều thành công trên cương vị mới. Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và WB ngày càng phát triển, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong xóa đói giảm nghèo.
Bày tỏ ấn tượng khi đến thăm và chứng kiến những tiến bộ mà Việt Nam đạt được, bà Kristalina I. Georgieva nhận định, thành công của Việt Nam là kết quả của các chính sách tốt. Tổng giám đốc điều hành WB cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đối với WB và mong đợi hai bên tiếp tục tinh thần hợp tác này trong tương lai. Bà Kristalina I. Georgieva khẳng định mong muốn hợp tác với Chính phủ Việt Nam để xác định động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế cũng như hỗ trợ Việt Nam để chống chịu các cú sốc về kinh tế cũng như do thiên nhiên. Cho rằng Việt Nam còn có nhiều dư địa phát triển kinh tế, ”, bà Kristalina I. Georgieva nói nêu rõ WB sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trên chặng đường phát triển của mình.
Bà Kristalina Georgieva cho biết, năm 2017, WB dành 1,8 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực giảm nghèo, đặc biệt tập trung giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ Việt Nam quản lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp, đô thị, giải quyết vấn đề liên quan đến an toàn đập để đảm bảo rằng những đập đã được xây tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy lợi ích trong nhiều thập kỷ tới; đồng thời WB nỗ lực giúp Việt Nam có thể đạt được cân bằng và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị quan chức cấp cao G20
Ngày 23 và 24-3-2017 tại Frankfurt (Đức), Hội nghị các quan chức cao cấp Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), còn gọi là Hội nghị Sherpa G20 lần thứ 2 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đức. Cùng với Hà Lan, Na Uy, Singapore, Chad và Senegal, Việt Nam là một trong những nước tham gia với tư cách khách mời. Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh (Sherpa Việt Nam) làm trưởng đoàn tham dự với tư cách là chủ nhà APEC 2017.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn, mặc dù còn chậm chạp, các xu hướng bảo hộ, chống toàn cầu hoá có xu hướng gia tăng, chính quyền một số nước điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại, tác động đến khả năng đạt đồng thuận đối với một số vấn đề quốc tế quan trọng như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu và vai trò của các tổ chức hợp tác phát triển và thương mại đa phương… Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp nhiều ý kiến tại các phiên thảo luận. Phát biểu tại phiên Thương mại và Đầu tư, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đã chuyển tới hội nghị kết quả Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất; kiến nghị APEC và G20 cần tăng cường phối hợp và bổ sung lẫn nhau trong các vấn đề hai bên đều quan tâm, nhất là thương mại và đầu tư; nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn cầu hóa và thương mại đa phương đồng thời kêu gọi các nước lưu ý điều chỉnh chính sách trong nước để đảm bảo lợi ích toàn cầu hóa được phân bổ đồng đều, hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đoàn Việt Nam cũng chia sẻ kết quả và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tương tự trong các khuôn khổ như Hội nghị Liên hợp quốc khu vực Á–Âu về tăng cường hợp tác thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, các khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekng, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong và Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (ACMECS-CLMV)… Nhiều ý kiến đóng góp có trách nhiệm của đoàn Việt Nam về thúc đẩy liên kết kinh tế, hợp tác ba bên hỗ trợ châu Phi, vấn đề chống vi khuẩn kháng thuốc, thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững 2030, chống tham nhũng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, ứng phó với biến đổi khí hậu,... được nước chủ nhà Đức và nhiều đại biểu hoan nghênh và tán đồng. Bên lề Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đã gặp song phương Trưởng đoàn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy việc OECD hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017.
Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy đối thoại giải quyết bất đồng
Trong hai ngày 23 và 24-3-2017, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 42 nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng tại kỳ họp lần thứ 34. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức khác tại Geneva, làm trưởng đoàn tham dự kỳ họp này.
Tại kỳ họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 26 dự thảo nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, như quyền lao động, quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền, quyền trẻ em, hoặc khía cạnh quyền con người trên nhiều vấn đề đang nổi lên hiện nay như quyền riêng tư trong kỷ nguyên số, quyền con người và môi trường... Sau nhiều phiên tranh luận, 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền đã bỏ phiếu để thông qua 15 dự thảo nghị quyết khác, đáng chú ý là các nghị quyết về việc hưởng các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, quyền lao động, quyền lương thực, tình hình tại Syria, Iran, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, khủng bố...
Tham dự kỳ họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Dương Chí Dũng và Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận các nghị quyết, quyết định của Khóa 34 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực. Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại một số đề mục trong chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền kỳ họp này, chuyển tải thông điệp chung của Việt Nam là Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng.
Việt Nam ủng hộ phong trào cánh tả thế giới vì hòa bình và thịnh vượng
Từ ngày 22 đến ngày 25-3-2017, tại Mexico, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng dẫn đầu, đã tham dự Hội thảo “Các đảng và một xã hội mới” lần thứ 21, diễn ra tại thủ đô Mexico City, với sự tham dự của hơn 800 đại biểu, trong đó có 300 đại biểu quốc tế thuộc 150 đảng và tổ chức chính trị đến từ 40 quốc gia của 5 châu lục.
Phát biểu tại hội thảo do đảng Lao Động Mexico (PT) chủ trì, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng đánh giá cao ý nghĩ của sự kiện quan trọng này và nhấn mạnh đây là một diễn đàn để các lực lượng cánh tả có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường đoàn kết và thống nhất hành động giữa các lực lượng cánh tả, tiến bộ không chỉ ở Mexico, khu vực Mỹ Latinh mà trên toàn thế giới. Đồng chí Nguyễn Huy Tăng khẳng định sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào cánh tả đấu tranh vì hòa bình, thịnh vượng và bình đẳng trên thế giới. Đồng thời nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Việt Nam là tiếp tục hội nhập sau rộng vào đời sống quốc tế và có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc cùng nhân dân, bạn bè trên quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình vứng bền, ổn định, hợp tác và cũng phát triển, thực hiện phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo độc lập dân tộc, an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc của nhân dân.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Tăng và đoàn đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với đại diện của các đảng và phòng trào tiến bộ anh em. Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai đảng, qua đó đẩy mạnh sự hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng và quyền Trưởng Ban Đối ngoại của đảng Cách mạng thể chế (PRI) cầm quyền của Mexico Elsa Espinosa khẳng định sự cần thiết thúc đẩy Thỏa thuận thương mại tự do song phương nhằm nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại./.
Giáo dục quyết định tương lai quốc gia, dân tộc  (30/03/2017)
Việt Nam-Thụy Sĩ chia sẻ thông tin về hợp tác giáo dục-đào tạo  (30/03/2017)
Một số nội dung tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao bổ nhiệm Người Phát ngôn mới  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật  (30/03/2017)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm