Việt Nam-Thụy Sĩ chia sẻ thông tin về hợp tác giáo dục-đào tạo
22:34, ngày 30-03-2017
Ngày 30-3-2017, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) Liên bang Thụy Sĩ Ivo Bischofberger nhân dịp ông sang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai bên đã trao đổi nhiều thông tin hợp tác về giáo dục và đào tạo.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao cao nền giáo dục Thụy Sĩ, ghi nhận những nội dung hợp tác giữa Thụy Sĩ và Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Thứ trưởng cũng thông tin về hệ thống giáo dục Việt Nam (đại học và sau đại học); những điểm điểm cần sự hỗ trợ từ nước ngoài nói chung và Thụy Sĩ nói riêng, đặc biệt là trong đào tạo nguồn nhân lực, giáo trình đào tạo.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ mong muốn hợp tác với Thụy Sĩ trên một số lĩnh vực như thúc đẩy hợp tác Hiệp định song phương trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà đôi bên cùng có lợi trong năm 2017, tiến đến ký kết vào năm 2018.
Thụy Sĩ có thế mạnh về hai ngành đào tạo ứng dụng là khánh sạn-du lịch và tài chính-ngân hàng. Do đó, phía Việt Nam mong muốn phía Thụy Sĩ phối hợp chặt chẽ để xây dựng mô hình đào tạo “Swiss made” ở Việt Nam ngay trong năm 2018.
Phía Việt Nam cũng mong muốn Thụy Sĩ tạo điều kiện cho sinh viên xuất sắc của Việt Nam tiếp cận các kênh học bổng của Chính phủ Liên bang cũng như các bang và cơ sở đào tạo nghiên cứu Thụy Sĩ.
Ông Ivo Bischofberger ghi nhận những đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông cho rằng những thông tin này rất hữu ích cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, nhất là về giáo dục đào tạo.
Chủ tịch Ivo Bischofberger cũng đánh giá cao cơ hội hợp tác giữa 2 nước bởi Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt huyết và sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.../.
Thứ trưởng cũng thông tin về hệ thống giáo dục Việt Nam (đại học và sau đại học); những điểm điểm cần sự hỗ trợ từ nước ngoài nói chung và Thụy Sĩ nói riêng, đặc biệt là trong đào tạo nguồn nhân lực, giáo trình đào tạo.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ mong muốn hợp tác với Thụy Sĩ trên một số lĩnh vực như thúc đẩy hợp tác Hiệp định song phương trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà đôi bên cùng có lợi trong năm 2017, tiến đến ký kết vào năm 2018.
Thụy Sĩ có thế mạnh về hai ngành đào tạo ứng dụng là khánh sạn-du lịch và tài chính-ngân hàng. Do đó, phía Việt Nam mong muốn phía Thụy Sĩ phối hợp chặt chẽ để xây dựng mô hình đào tạo “Swiss made” ở Việt Nam ngay trong năm 2018.
Phía Việt Nam cũng mong muốn Thụy Sĩ tạo điều kiện cho sinh viên xuất sắc của Việt Nam tiếp cận các kênh học bổng của Chính phủ Liên bang cũng như các bang và cơ sở đào tạo nghiên cứu Thụy Sĩ.
Ông Ivo Bischofberger ghi nhận những đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông cho rằng những thông tin này rất hữu ích cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, nhất là về giáo dục đào tạo.
Chủ tịch Ivo Bischofberger cũng đánh giá cao cơ hội hợp tác giữa 2 nước bởi Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt huyết và sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.../.
Một số nội dung tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao bổ nhiệm Người Phát ngôn mới  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật  (30/03/2017)
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại một số địa phương  (30/03/2017)
Chủ tịch nước tiếp Giám đốc điều hành hãng thông tấn AFP  (30/03/2017)
Việt Nam-Lào chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế, hải quan và kho bạc  (30/03/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm