Giáo dục quyết định tương lai quốc gia, dân tộc
22:34, ngày 30-03-2017
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì đổi mới giáo dục, đào tạo không chỉ quan trọng mà còn trở nên bức thiết hơn, có ý nghĩa quyết định tương lai của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định như vậy trong phát biểu khai mạc Hội nghị Diễn đàn hợp tác (ASEM) về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”, sáng 30-3-2017, tại thành phố Huế.
Đổi mới để tận dụng lợi thế
Phó Thủ tướng nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục được coi là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nhưng 16 mục tiêu còn lại cũng có “bóng dáng” của giáo dục.
Còn đối với người Việt Nam, ai cũng biết câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và “Dù cách nói rất khác nhau, nhưng ở tất cả các nước, các dân tộc đều coi sự học, đều coi giáo dục và đào tạo là quan trọng, là rất quan trọng, và là quyết định cho tương lai của dân tộc, của đất nước mình”.
Điều này càng trở nên quan trọng, bức thiết trước sự phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ và sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những cuộc cách mạng trước đây. Dẫn tới nhiều ngành sản xuất, nhiều phương thức sản xuất, nhân công sẽ phải thay đổi, bị đào thải, sẽ được thay thế bởi những ngành nghề mới, cách làm mới, nguồn nhân lực mới.
“Ai là người sẵn sàng cho sự thay đổi đó thì sẽ tận dụng được lợi thế, ngược lại thì sẽ ở lại phía sau”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay lại càng quan trọng, không chỉ với các nước đang phát triển, mà ngay cả với các nền kinh tế, giáo dục phát triển nhất.
Giáo dục, đào tạo đương nhiên sẽ phải tiếp tục sứ mạng của mình. Đấy là khai mở trí tuệ, bồi dưỡng nhân văn, để phát triển con người toàn diện về đức-trí-thể-mỹ; để mỗi người, mọi người (đặc biệt là những người nằm trong nhóm yếu thế) đều bình đẳng về cơ hội, được tiếp cận, được học tập suốt đời. Học để biết, để làm, để tồn tại, để chung sống.
Trong điều kiện hiện nay, Phó Thủ tướng cho rằng giáo dục, đào tạo, hơn lúc nào hết, cần khơi dậy niềm hứng khởi để học sinh, sinh viên, kể cả các thầy cô giáo, cùng tất cả mọi người đều đam mê học hỏi, tìm tòi cuộc sống, thế giới quanh mình; đam mê để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức, sáng tạo công nghệ mới, để lập thân, lập nghiệp, để cống hiến…
Cùng với đó là đòi hỏi phải xây dựng một thế hệ công dân toàn cầu có trình độ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc, đất nước, với cả những vấn đề toàn cầu, với tương lai của văn minh nhân loại, của một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc vào nhau trước những thách thức gay gắt như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới…
ASEM thúc đẩy kết nối hai châu lục Á, Âu
Nhắc lại sự giao lưu mật thiết giữa châu Á và châu Âu, phương Đông và phương Tây trong suốt nhiều nghìn năm, không chỉ trong văn hóa, triết học, ngôn ngữ, mà cả ẩm thực, khoa học, công nghệ… Phó Thủ tướng chia sẻ: Nhiều người nói về sự giao lưu, dịch chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại từ Tây sang Đông, nhưng cá nhân tôi muốn nhìn trái đất như vốn có, quay từ Tây sang Đông. Và vì vậy thì mọi sự dịch chuyển đều có ý nghĩa tuần hoàn.
Phó Thủ tướng đánh giá trong hai thập kỷ phát triển, ASEM đã đóng vai trò quan trọng kết nối các quốc gia, các doanh nghiệp và người dân ở hai châu lục Á, Âu vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng, trong đó có các hoạt động thúc đẩy giáo dục và xây dựng nguồn nhân lực.
Nhiều sáng kiến, dự án về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được các quốc gia thành viên khởi xướng, thúc đẩy như các dự án của Quỹ Á-Âu, các sáng kiến về đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên số, năng lực sáng tạo và khởi nghiệp… đã đem lại động lực, sắc màu tươi mới trong quan hệ hợp tác về giáo dục, đào tạo.
Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao ASEM 11 năm 2016, các nhà lãnh đạo ASEM đã cam kết tăng cường hợp tác để thúc đẩy giáo dục, đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho lực lượng lao động, nhất là để giới trẻ khởi nghiệp và để có việc làm ổn định.
Cam kết rất chiến lược này không chỉ đảm bảo cho tương lai hợp tác của ASEM; không chỉ để các thành viên nắm bắt được thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà còn là đóng góp quan trọng của ASEM cùng cộng đồng quốc tế cùng chung tay thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững.
Những nỗ lực và kết quả hợp tác ấy cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, được nhân rộng hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, khi thế giới ngày càng phẳng hơn, nhỏ hơn với những thời cơ, thách thức đan xen gay gắt hơn.
Phó Thủ tướng mong muốn Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra những nhận thức chung về tư duy, cách tiếp cận tổng thể, liên ngành về giáo dục và đào tạo, về đổi mới giáo dục và đào tạo, để thích ứng và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đồng thời vẫn đảm bảo tính bao trùm, công bằng, bình đẳng với các nhóm yếu thế.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị sẽ có 4 phiên họp toàn thể thảo luận về các chủ đề: Vai trò của giáo dục và nguồn lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; Cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; Thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Từ tầm nhìn đến hành động: Tăng cường hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Các diễn giả cùng đại biểu sẽ trao đổi về sự cấp thiết của đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số; kinh nghiệm và các điển hình tốt về thúc đẩy giáo dục sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục xuyên quốc gia, đào tạo nghề, tự chủ đại học…; đề xuất biện pháp hợp tác cụ thể.
Các kinh nghiệm đổi mới sẽ được trao đổi, phân tích; nhiều sáng kiến khuyến nghị sẽ được đưa ra. Đặc biệt là liên quan tới các giải pháp thúc đẩy kết nối các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM và các đối tác. Tăng cường hợp tác công - tư, sáng tạo và chuyển giao công nghệ, trước hết và đặc biệt là công nghệ trong giáo dục đào tạo, và trong xây dựng xã hội học tập, cụ thể là trong đề xuất “Chương trình Nghị sự về kỹ năng ASEM thế kỷ XXI”.
Trong phiên bế mạc, Hội nghị sẽ thông qua Báo cáo kết quả và các khuyến nghị để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 (Myanmar, tháng 11-2017), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (Hàn Quốc, tháng 11-2017) và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (Bỉ, năm 2018)./.
Đổi mới để tận dụng lợi thế
Phó Thủ tướng nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục được coi là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nhưng 16 mục tiêu còn lại cũng có “bóng dáng” của giáo dục.
Còn đối với người Việt Nam, ai cũng biết câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và “Dù cách nói rất khác nhau, nhưng ở tất cả các nước, các dân tộc đều coi sự học, đều coi giáo dục và đào tạo là quan trọng, là rất quan trọng, và là quyết định cho tương lai của dân tộc, của đất nước mình”.
Điều này càng trở nên quan trọng, bức thiết trước sự phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ và sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những cuộc cách mạng trước đây. Dẫn tới nhiều ngành sản xuất, nhiều phương thức sản xuất, nhân công sẽ phải thay đổi, bị đào thải, sẽ được thay thế bởi những ngành nghề mới, cách làm mới, nguồn nhân lực mới.
“Ai là người sẵn sàng cho sự thay đổi đó thì sẽ tận dụng được lợi thế, ngược lại thì sẽ ở lại phía sau”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay lại càng quan trọng, không chỉ với các nước đang phát triển, mà ngay cả với các nền kinh tế, giáo dục phát triển nhất.
Giáo dục, đào tạo đương nhiên sẽ phải tiếp tục sứ mạng của mình. Đấy là khai mở trí tuệ, bồi dưỡng nhân văn, để phát triển con người toàn diện về đức-trí-thể-mỹ; để mỗi người, mọi người (đặc biệt là những người nằm trong nhóm yếu thế) đều bình đẳng về cơ hội, được tiếp cận, được học tập suốt đời. Học để biết, để làm, để tồn tại, để chung sống.
Trong điều kiện hiện nay, Phó Thủ tướng cho rằng giáo dục, đào tạo, hơn lúc nào hết, cần khơi dậy niềm hứng khởi để học sinh, sinh viên, kể cả các thầy cô giáo, cùng tất cả mọi người đều đam mê học hỏi, tìm tòi cuộc sống, thế giới quanh mình; đam mê để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức, sáng tạo công nghệ mới, để lập thân, lập nghiệp, để cống hiến…
Cùng với đó là đòi hỏi phải xây dựng một thế hệ công dân toàn cầu có trình độ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc, đất nước, với cả những vấn đề toàn cầu, với tương lai của văn minh nhân loại, của một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc vào nhau trước những thách thức gay gắt như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới…
ASEM thúc đẩy kết nối hai châu lục Á, Âu
Nhắc lại sự giao lưu mật thiết giữa châu Á và châu Âu, phương Đông và phương Tây trong suốt nhiều nghìn năm, không chỉ trong văn hóa, triết học, ngôn ngữ, mà cả ẩm thực, khoa học, công nghệ… Phó Thủ tướng chia sẻ: Nhiều người nói về sự giao lưu, dịch chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại từ Tây sang Đông, nhưng cá nhân tôi muốn nhìn trái đất như vốn có, quay từ Tây sang Đông. Và vì vậy thì mọi sự dịch chuyển đều có ý nghĩa tuần hoàn.
Phó Thủ tướng đánh giá trong hai thập kỷ phát triển, ASEM đã đóng vai trò quan trọng kết nối các quốc gia, các doanh nghiệp và người dân ở hai châu lục Á, Âu vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng, trong đó có các hoạt động thúc đẩy giáo dục và xây dựng nguồn nhân lực.
Nhiều sáng kiến, dự án về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được các quốc gia thành viên khởi xướng, thúc đẩy như các dự án của Quỹ Á-Âu, các sáng kiến về đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên số, năng lực sáng tạo và khởi nghiệp… đã đem lại động lực, sắc màu tươi mới trong quan hệ hợp tác về giáo dục, đào tạo.
Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao ASEM 11 năm 2016, các nhà lãnh đạo ASEM đã cam kết tăng cường hợp tác để thúc đẩy giáo dục, đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho lực lượng lao động, nhất là để giới trẻ khởi nghiệp và để có việc làm ổn định.
Cam kết rất chiến lược này không chỉ đảm bảo cho tương lai hợp tác của ASEM; không chỉ để các thành viên nắm bắt được thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà còn là đóng góp quan trọng của ASEM cùng cộng đồng quốc tế cùng chung tay thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững.
Những nỗ lực và kết quả hợp tác ấy cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, được nhân rộng hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, khi thế giới ngày càng phẳng hơn, nhỏ hơn với những thời cơ, thách thức đan xen gay gắt hơn.
Phó Thủ tướng mong muốn Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra những nhận thức chung về tư duy, cách tiếp cận tổng thể, liên ngành về giáo dục và đào tạo, về đổi mới giáo dục và đào tạo, để thích ứng và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đồng thời vẫn đảm bảo tính bao trùm, công bằng, bình đẳng với các nhóm yếu thế.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị sẽ có 4 phiên họp toàn thể thảo luận về các chủ đề: Vai trò của giáo dục và nguồn lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; Cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; Thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; Từ tầm nhìn đến hành động: Tăng cường hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Các diễn giả cùng đại biểu sẽ trao đổi về sự cấp thiết của đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số; kinh nghiệm và các điển hình tốt về thúc đẩy giáo dục sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục xuyên quốc gia, đào tạo nghề, tự chủ đại học…; đề xuất biện pháp hợp tác cụ thể.
Các kinh nghiệm đổi mới sẽ được trao đổi, phân tích; nhiều sáng kiến khuyến nghị sẽ được đưa ra. Đặc biệt là liên quan tới các giải pháp thúc đẩy kết nối các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM và các đối tác. Tăng cường hợp tác công - tư, sáng tạo và chuyển giao công nghệ, trước hết và đặc biệt là công nghệ trong giáo dục đào tạo, và trong xây dựng xã hội học tập, cụ thể là trong đề xuất “Chương trình Nghị sự về kỹ năng ASEM thế kỷ XXI”.
Trong phiên bế mạc, Hội nghị sẽ thông qua Báo cáo kết quả và các khuyến nghị để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 (Myanmar, tháng 11-2017), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (Hàn Quốc, tháng 11-2017) và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (Bỉ, năm 2018)./.
Việt Nam-Thụy Sĩ chia sẻ thông tin về hợp tác giáo dục-đào tạo  (30/03/2017)
Một số nội dung tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao bổ nhiệm Người Phát ngôn mới  (30/03/2017)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật  (30/03/2017)
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại một số địa phương  (30/03/2017)
Chủ tịch nước tiếp Giám đốc điều hành hãng thông tấn AFP  (30/03/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm