Thắt chặt quan hệ đồng minh
TCCSĐT – Ngày 23-5, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma
(Barack Obama) đã đến thủ đô Đắp-blin (Dublin, Cộng hoà Ai-len), chặng dừng
chân đầu tiên trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu kéo dài 6 ngày.
Oa-sinh-tơn hy vọng rằng, chuyến thăm lục địa già lần này của ông chủ Nhà Trắng
sẽ nhận được sự ủng hộ của các đồng minh ở châu Âu về một loạt vấn đề hóc búa, mà
nước Mỹ đang phải đối mặt như sự biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi,
cuộc chiến tranh dai dẳng ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc…
Trong hơn hai năm cầm quyền, Tổng thống Ô-ba-ma đã tạo
được sự đồng thuận với các đối tác châu Âu về nhiều vấn đề, trong đó có việc
đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đẩy mạnh cuộc chiến chống
khủng bố. Theo Ben Rốt (Ben Rods), Phó Trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống
Mỹ, chuyến công du châu Âu lần thứ 8 của ông Ô-ba-ma nhằm tìm kiếm sự đồng thuận
của các đồng minh châu Âu về lập trường của Oa-sinh-tơn trong một loạt vấn đề,
cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng mối quan hệ đặc biệt và khả năng phối hợp
hành động chặt chẽ giữa Mỹ và lục địa già trong nhiều vấn đề quốc tế. Ưu tiên
hàng đầu của Tổng thống Ô-ba-ma và các đồng minh trong các cuộc hội đàm là làm
rõ hơn vai trò của phương Tây trong bối cảnh eo hẹp về tài chính đối với việc
thúc đẩy sự ổn định và dân chủ trong thế giới A-rập mà không bị coi là “sen đầm
quốc tế”. Oa-sinh-tơn hy vọng rằng sẽ thuyết phục được các đồng minh châu Âu không
chấm dứt chiến dịch quân sự tại Li-bi, không vội vàng rút quân khỏi
Áp-ga-ni-xtan và ủng hộ mạnh mẽ những “thay đổi dân chủ” đang xảy ở Trung Đông
và Bắc Phi.
Ngay sau khi tới Đắp-blin, Tổng thống Ô-ba-ma đã có các
cuộc hội đàm với ban lãnh đạo nước chủ nhà, gồm Tổng thống Ma-ri Mắc-A-lê-xê
(Mary McAleese) và Thủ tướng En-đa Cen-ni (Enda Kenny) và thảo luận các vấn đề
quan hệ song phương và tiến trình hoà bình trong khu vực.
Kết thúc chuyến thăm một ngày tới Ai-len, Tổng thống
Ô-ba-ma sẽ lên đường đi thăm chính thức nước Anh trong hai ngày 24 và 25-5.
Theo lịch trình trong thời gian ở Anh, ông Ô-ba-ma sẽ được Nữ hoàng Anh thân
chinh đón tiếp và chiêu đãi đặc biệt tại Cung điện Búc-king-ham (Buckingham).
Sau đó, ông Ô-ba-ma sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đa-vít Ca-mê-rôn (David
Cameron) và buổi thuyết trình trước Thượng viện và Hạ viện Anh tại Cung điện
Oét-min-xtơ (
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh hai bên dự định sẽ
thảo luận một loạt vấn đề trong quan hệ song phương, cũng như sự hợp tác tại Áp-ga-ni-xtan,
cuộc chiến chống khủng bố, thực trạng nền kinh tế toàn cầu và lập trường của
hai bên đối với vấn đề I-ran và cuộc chiến tại Li-bi. Mặc dù, Mỹ và Anh vẫn là
những đồng minh thân cận lâu đời nhất, song quan hệ giữa hai nước đã trở nên
căng thẳng sau những sự kiện gần đây, trong đó có sự cố tràn dầu ở Vịnh
Mê-hi-cô do vụ nổ ở một giàn khoan dầu của Công ty BP của Anh. Việc Anh đơn
phương thông báo lịch trình rút 10.000 quân khỏi Áp-ga-ni-xtan cũng đã gây
nhiều khó khăn cho Mỹ. Giới quan sát nhận định chuyến thăm của ông Ô-ba-ma tới
Anh lần này có thể giúp “khôi phục mối quan hệ đặc biệt Mỹ- Anh”.
Ngày 26-5, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma sẽ lên đường đến thành
phố Đô-vin (Dauville), miền Bắc nước Pháp, nơi dự kiến ngày 27-5 sẽ diễn ra Hội
nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8), cũng như tiến hành
các cuộc gặp với nguyên thủ một số quốc gia, trong đó có cuộc gặp với Tổng
thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev). Ông Rốt cho biết một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ là “tái khởi động” mối
quan hệ với Nga. Do đó, dự kiến tại cuộc gặp này Tổng thống Ô-ba-ma sẽ tái
khẳng định quyết tâm của Oa-sinh-tơn mở rộng mối quan hệ kinh tế thương mại với
Nga, việc Nga gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng như sự hợp tác
với Mátxcơva thông qua kênh NATO. Mối quan hệ Mỹ - Nga dù đã cải thiện đáng kể
dưới thời của Tổng thống Ô-ba-ma, song vẫn còn phức tạp. Tổng thống Mét-vê-đép trong
những tuần qua đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ xây dựng lá chắn tên lửa ở
Ru-ma-ni như một phần của lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu và cho rằng điều đó
có thể đe dọa Nga. Ông cảnh báo việc Oa-sinh-tơn không hợp tác với Mát-xcơ-va
trong vấn đề lá chắn tên lửa có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Đồng thời, ông Mét-vê-đép cũng đe dọa sẽ rút khỏi hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn
công chiến lược (START) mới với Mỹ nếu Nga cảm thấy bị nguy hiểm. Trợ lý đặc
biệt của Tổng thống Mỹ về các vấn đề châu Âu Mai-cơn Phrô-man (Mike Froman) cho
rằng cuộc gặp lần này của nguyên thủ quốc gia hai nước cần làm sâu sắc hơn mối
quan hệ song phương trên thực tế. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-8, ông Ô-ba-ma
còn có cuộc gặp song phương với Tổng thống Pháp Ni-cô-lai Xác-cô-di (Nikolai
Sarkozy) để thảo luận tình hình ở Li-bi và Áp-ga-ni-xtan. Bên cạnh đó, ông
Ô-ba-ma cũng có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Na-tô Can (Nato Kan) để thảo
luận tình hình ở đất nước Mặt trời mọc sau khi xảy ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại
nhà máy điện Phưcưsima số 1. Mỹ cũng hy vọng các nước tham dự Hội nghị thượng
đỉnh G-8 sẽ ủng hộ ý tưởng của Oa-sinh-tơn hỗ trợ cho Ai Cập và Tuynidi, cũng
như cải cách dân chủ ở những nước này.
Ba Lan, đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Trung và Đông Âu,
là chặng dừng chân cuối cùng của Tổng thống Ô-ba-ma trong chuyến công du châu
Âu lần này. Tổng thống Ô-ba-ma sẽ có các cuộc gặp với giới lãnh đạo cấp cao của
nước này, trong đó có Tổng thống Brô-nix-láp Cô-mô-rô-xki (Bronislav Komorosky),
Thủ tướng Đô-nan Tu-xcơ (Donal Tusk) để thảo luận các vấn đề liên quan đến
NATO, an ninh châu Âu, hợp tác kinh tế, vấn đề dân chủ và tình hình ở Trung
Đông và Bắc Phi.
Tổng thống Mỹ hy vọng chuyến công du lần này sẽ là một điểm nhấn quan trọng, thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh châu Âu./.
Nước Mỹ trước nguy cơ vỡ nợ  (25/05/2011)
Khai mạc Hội nghị Cấp cao Báo chí châu Á lần thứ 8 (AMS 8)  (24/05/2011)
IMF thông báo thủ tục, điều kiện và kế hoạch bầu chọn Tổng Giám đốc mới  (24/05/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm