IMF thông báo thủ tục, điều kiện và kế hoạch bầu chọn Tổng Giám đốc mới
Ngày 23-5, Ban Chấp hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo các thủ tục lựa chọn Tổng Giám đốc IMF nhằm đảm bảo chọn được người tài một cách công khai, minh bạch.
Xacua Xalan (Shakour Shaalan), người cao tuổi nhất trong Ban Chấp hành IMF được uỷ nhiệm thông báo thủ tục này, nhấn mạnh ứng cử viên chức Tổng Giám đốc IMF là công dân của bất cứ nước thành viên nào nhưng phải có thành tích nổi bật trong hoạch định chính sách kinh tế ở cấp cao, có nền tảng nghiệp vụ xuất sắc với những kỹ năng quản lý và ngoại giao cần thiết để lãnh đạo.
Ứng cử viên này cần có tầm nhìn chiến lược đối với công việc chất lượng cao, đa dạng và toàn tâm toàn ý của người lãnh đạo IMF cũng như cam kết thúc đẩy các mục tiêu của thể chế tài chính này thông qua tăng cường sự đồng thuận về các chính sách then chốt và các vấn đề thể chế khác.
Ứng cử viên chức Tổng Giám đốc IMF cũng cần cam kết và đề cao hợp tác đa phương, chứng tỏ được tính khách quan và công bằng.
Ông Xacua Xalan cho biết thời gian lựa chọn Tổng Giám đốc mới của IMF sẽ bắt đầu từ ngày 2355 và kết thúc ngày 10-6-2011. Mặc dù Tổng Giám đốc mới có thể được lựa chọn trên cơ sở bằng đa số phiếu bầu nhưng mục tiêu của Ban Chấp hành IMF là lựa chọn trên cơ sở đồng thuận và hoàn tất quá trình lựa chọn vào ngày 30-6 tới.
Crixtin Lagácđơ (Christine Lagarde), Bộ trưởng Tài chính Pháp đang nổi lên như là ứng cử viên hàng đầu vào chức Tổng Giám đốc IMF sau khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức. Các bộ trưởng tài chính Anh và Đức cho rằng với năng lực và phẩm chất xuất sắc được giới tài chính toàn cầu tôn trọng và đánh giá cao, Bộ trưởng Crixtin Lagácđơ sẽ là ứng cử viên nổi bật và sẽ tạo cho châu Âu cơ hội tốt nhất để tiếp tục lãnh đạo IMF.
Tuy nhiên, nhiều nước thành viên IMF đã đánh giá tiêu cực cuộc chạy đua của châu Âu để tiếp tục nắm giữ cương vị Tổng Giám đốc IMF. Ôxtrâylia và Nam Phi đã ra tuyên bố chung bất thường chỉ trích dàn xếp giữa châu Âu và Mỹ, trong đó châu Âu lãnh đạo IMF còn Mỹ lãnh đạo Ngân hàng Thế giới./.
Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương  (24/05/2011)
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tiếp Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào  (24/05/2011)
Lãnh đạo cơ quan báo chí - xuất bản khu vực phía Bắc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI  (24/05/2011)
Đồng chí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên  (24/05/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm