9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng gần 6,3 tỉ USD nhờ yếu tố giá
Bộ Công Thương cho biết trong tháng 9, xuất khẩu cả nước chỉ đạt 5,3 tỉ USD, giảm 11,9% so với tháng trước. Tuy nhiên tính chung kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đạt 48,6 tỉ USD, tăng 39% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỉ USD, tăng 28,1%.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng như dầu thô, than đá, gạo, cà phê và cao su đã làm kim ngạch xuất khẩu tăng gần 6,3 tỉ USD, tương đương 18% tăng trưởng xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của các mặt hàng này thì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt khoảng 21%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cả nước như sản phẩm đá quý và kim loại quý, hạt điều, sản phẩm nhựa, túi xách, va-li, mũ, hàng điện tử, vi tính và linh kiện, hàng rau quả, hạt tiêu, thủy sản, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, hàng giày dép, dây và cáp điện... có mức tăng trưởng từ 18-433%.
Về thị trường xuất khẩu, cơ cấu xuất hàng hoá theo thị trường có sự thay đổi. ASEAN trở thành đối tác lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ và EU có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung (17,7% và 16,5%), lần lượt xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba về kim ngạch.
Đối với nhập khẩu, nhiều mặt hàng trong tháng 9 tuy nhập khẩu đã giảm nhưng do những tháng đầu năm nhập khẩu tăng cao nên trong 9 tháng lượng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu vẫn tăng về lượng so với cùng kỳ như ô tô tăng gần 3 lần, máy móc thiết bị tăng 35,4%, máy và linh kiện 31%... Bên cạnh yếu tố lượng, sự tăng giá của một số mặt hàng như xăng dầu, sắt thép, chất dẻo... trong thời gian gần đây đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm 5,8 tỉ USD, tương đương gần 13,3% tăng trưởng nhập khẩu. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập siêu trong 9 tháng qua cũng ở mức 15,8 tỉ USD, bằng 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) là 3,6 tỉ USD, bằng 22,7% kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước là 12,2 tỉ USD, bằng 77,3% kim ngạch xuất khẩu./.
Thể hiện sức mạnh quân sự vì một trật tự thế giới đa cực  (28/09/2008)
Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam  (28/09/2008)
Thủ tướng: Kiên quyết không để dân đói rét sau bão  (28/09/2008)
“Di sản hòa bình” nghèo nàn của Tổng thống G.W. Bu-sơ  (28/09/2008)
Kỷ niệm 59 năm Quốc khánh Trung Quốc  (28/09/2008)
Tổng Bí thư Trường Chinh - nhà thiết kế đường lối đổi mới của Đảng ta  (28/09/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm