Nguồn gốc các cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị tại châu Phi
Bạo lực lại tái diễn
Diễn biến gần đây tại châu Phi đã khiến những người vốn có cái nhìn bi quan về châu lục này dấy lên mối quan ngại về tình trạng trở lại của bạo lực. Tình hình hỗn loạn ở Đa-phua thuộc Xu-đăng, Sát, Cộng hòa Trung Phi; sự suy biến chính trị dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc tại Kê-ni-a vào những ngày đầu năm 2008 là những dấu hiệu nổi bật. Rõ ràng, sự đối kháng của thời kỳ chủ nghĩa thực dân mới, sự tước đoạt các giá trị độc lập dưới cái vỏ bọc giả dối cùng những thất bại trong cải cách các nền chính trị đã tác động lẫn nhau, ảnh hưởng tới sự vận hành của các nhà nước tại những quốc gia có vị trí chiến lược trong khu vực. Và xung đột xảy ra là hệ quả tất yếu nhằm tạo lại thế cân bằng. Điều này được thể hiện rõ ở Trung Phi và vùng Sừng châu Phi.
Bối cảnh kinh tế và môi trường thế giới đã có tác động nhất định tới những diễn biến tại khu vực này nếu nhìn vào sự tăng giá nguyên, nhiên liệu trong mấy tháng trở lại đây. Châu Phi hiện chiếm hơn 1/4 trong tổng số 854 triệu người đang lâm vào cảnh đói; hơn 220 triệu dân sống dưới mức thu nhập 1USD/ngày. Do vậy, cũng không ngạc nhiên khi tại một số nước châu Phi như Buốc-ki-na Pha-xô, Ca-mơ-run, Ni-giê-ri-a đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối tình trạng giá cả sinh hoạt đắt đỏ đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua.
Châu Phi đang rơi vào cơn kịch phát của các cuộc xung đột và căng thẳng ngày càng leo thang. Liệu châu lục này có nhìn nhận được một thực tế là nó đang rơi vào vòng xoáy liên tiếp của bạo lực? Nhiều nhà hoạch định chính sách phát triển, chuyên gia phân tích thuộc các tổ chức quốc tế đưa ra nghịch lý rằng: một châu lục đã được ghi nhận về sự tiến bộ về tốc độ tăng trưởng nhờ giá một số nguyên, nhiên liệu lên cao (như dầu mỏ, khí đốt, kim loại đồng và các khoáng sản khác), nhưng sự nghèo đói lại không hề giảm. Châu Phi có phải là trường hợp khác biệt trên thế giới hay không? Việc nghiên cứu về châu lục này trở nên khó khăn hơn khi các yếu tố phân tích tưởng như là phụ lại trở thành yếu tố chính trong mọi vấn đề như: yếu tố sắc tộc trong các cuộc xung đột, di sản từ thời kỳ thuộc địa, hình thức thực dân mới, trách nhiệm của thế lực thực dân cũ và của các nhà lãnh đạo châu Phi, nạn tham nhũng, chủ nghĩa bè phái, chính sách mị dân... Tất cả các yếu tố này đang làm xói mòn dần triển vọng phát triển dân chủ tại đây.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xung đột. Song, dường như các nghiên cứu hoặc phân tích đều không đề cập tới nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự biến đổi xã hội ở châu Phi. Các ngành khoa học xã hội đều không chú tâm tới tầm quan trọng của yếu tố này; đặc biệt là phát triển khoa học con người. Trước đây, những phân tích về châu lục này mới chỉ dưới lăng kính của ngành nghiên cứu xã hội học và khoa học chính trị phương Tây. Hiện nay, công việc của các nhà sử học châu Phi, các nhà khoa học chính trị hiện nay là mang đến cách nhìn nhận mới cho khu vực này.
Cách nhìn cố hữu về nó chính là sự chối bỏ các biến đổi xã hội riêng lẻ tại đây, dẫn tới việc nghiên cứu không toàn diện về nguyên nhân gây ra khủng hoảng cũng như những biến đổi xã hội. Các nghiên cứu chỉ chú tâm tới việc ca ngợi sự phát triển xã hội châu Phi mà không quan tâm thực chất của sự phát triển ấy như thế nào.
Châu Phi không hề bị bỏ quên, mà trái lại càng được chú ý tới như một chủ thể nghiên cứu ưu tiên trong chương trình của Quỹ Ga-bri-en Pê-ri - một tổ chức chuyên nghiên cứu về các vấn đề, những thách thức mà châu Phi phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều giữa các quốc gia và khu vực.
Khủng hoảng lan rộng
Xung đột ở Đa-phua phản ánh xu hướng đơn giản hóa các yếu tố xung đột. Nghiên cứu về khía cạnh sắc tộc của xung đột, về những đối kháng mà ở đó các bên tham chiến tự hòa giải nhằm né tránh sự đối đầu thực sự. Trường hợp Đa-phua là sự đối kháng tranh chấp vùng đất lịch sử bị chính quyền bỏ quên. Tại khu vực biên giới Sát, các cuộc đối đầu diễn ra từ năm 2003 cũng bắt nguồn từ dạng tranh chấp này. Đó là sự xung đột chia cắt giữa miền Bắc - nơi chứng kiến các cuộc đấu tranh giành độc lập trong suốt 22 năm với miền Trung - trung tâm quyền lực chính trị của đất nước. Đa-phua cũng là mảnh đất nơi diễn ra sự đối đầu giữa các nhóm phiến quân Sát và Xu-đăng. Với việc khai thác các nguồn dầu mỏ tại khu vực này, các thế lực nước ngoài nhăm nhe thao túng khu vực trên cơ sở nghiên cứu và nắm rõ các cuộc xung đột. Và chiêu bài của Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ là một minh chứng khi vận động cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc can thiệp với cái cớ là ngăn chặn nạn diệt chủng tại châu lục này. Bởi vì, một bộ máy hành chính dưới sự giám sát của Liên hợp quốc trên thực tế sẽ là lý do "chính đáng" giúp cho việc khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ của các công ty Mỹ và phương Tây tại đây trở nên dễ dàng hơn, như trường hợp đã diễn ra ở I-rắc trước đây. Trung Quốc - một quốc gia châu á lớn mạnh - đã lựa chọn một chiến lược khác biệt đối với châu Phi khi liên minh với chính phủ Xu-đăng nhằm tranh thủ khai thác nguồn vàng đen, đổi lại là sự bảo đảm các thị trường tiêu thụ mới cho hàng hóa của quốc gia này. Và đấy là yếu tố gây bất ổn hơn tới nền kinh tế của khu vực. Dù vậy, Trung Quốc vẫn được coi là "trọng tài" không thể thiếu, đặc biệt trong các nội dung liên quan tới sự phát triển của liên minh các cường quốc có mặt ở châu Phi từ trước tới nay.
Trong "cuộc chơi" quyền lực tại châu lục này có sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình được thiết lập bởi Liên minh châu Phi và Liên hợp quốc, dưới sự trợ giúp của lực lượng EUFOR thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng các phương tiện quân sự, luôn đứng trước nguy cơ thất bại - yếu tố gây mất lòng tin vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình của hệ thống hiện đại. Việc giải quyết xung đột tại Đa-phua trên thực tế phản ánh rõ nét sự vận hành của hệ thống an ninh quốc tế, về những gì mà EU dự định tiến hành nhằm bảo vệ 450.000 người dân Đa-phua lưu vong, dân di cư đến từ Sát và Cộng hòa Trung Phi.
Xét về một phương diện nào đó, Pháp có thể đóng vai trò giải quyết xung đột, song cũng có thể lại là nhân tố cản trở (?). Cuộc tấn công của Chính quyền Sát vào các nhóm nổi dậy tại thành phố N'Djamena tháng 2-2008 đã đẩy các nhà chức trách Pháp lên phòng tuyến Pháp-Phi. Với lý do hỗ trợ chế độ bầu cử hợp pháp, Tổng thống
Trường hợp Kê-ni-a lại là một hình thức xung đột khác với những biến động cả trong và ngoài nước. Dư luận tin vào một đất nước ổn định, một kiểu mẫu đối với các thể chế quốc tế, làm ngơ trước các dấu hiệu, các điểm yếu của cả hệ thống và cuối cùng chờ đợi thời khắc "núi lửa phun trào". Việc Tổng thống Ki-ba-li tái đắc cử ngày 21-12-2007 trong bối cảnh kết quả bầu cử bị cho là có gian lận do thủ lĩnh phe đối lập R. O-đin-ga khơi mào, đã làm dấy lên sự phản kháng của dân chúng. Kết quả là hàng nghìn người bị giết hại trong vòng 3 tuần ngay trước khi diễn ra cuộc đàm phán "nảy lửa" giữa các đảng đối lập với vai trò trung gian hòa giải tự nguyện của cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kô-phi A-nan và nhất là của Tổng thống Tan-da-ni-a Gia-ka-ia Ki-ép. Cuộc đàm phán đã đạt được thỏa thuận về vấn đề phân chia quyền lực cho phe đối lập giữ chức vụ thủ tướng nhằm xoa dịu tình hình. Tan-da-ni-a là quốc gia Đông Phi duy nhất mà tại đó, quyền lực không nằm trong tay tổng thống. Theo hệ thống chính trị nước này, thủ tướng mới thực sự nắm quyền. Những cuộc tranh luận đối với các vấn đề của châu lục dường như bỏ qua các nhân tố mang tính hòa giải có thể đưa lại triển vọng chính trị trong giải quyết xung đột. Vai trò trung gian hòa giải của Liên minh châu Phi và người dân châu Phi tuy không có gì mới mẻ, song đang dần được củng cố và định hướng rõ hơn trong các đối thoại chính trị.
Hai mươi tư năm sống dưới thời Tổng thống Arap Moi, năm 2004, người dân Kê-ni-a lại chịu cảnh nền kinh tế trì trệ. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài quay lưng lại với quốc gia này, mặc dù Tổng thống Ki-ba-ki đã được cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhằm tiến tới xây dựng một tiến trình dân chủ thực sự. Và mặc dù chính phủ của Tổng thống Ki-ba-ki đã phục hồi nền kinh tế đất nước, song sự bất bình đẳng trong xã hội vẫn ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do sự phân chia các thành quả kinh tế nghiêng quá nhiều về những tầng lớp giàu có. Những tranh chấp về đất đai, các vấn đề sắc tộc khởi nguồn từ thời kỳ thuộc địa đã dẫn đến các cuộc di dân trên quy mô lớn; sự nghèo đói gia tăng cùng tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã gây nên những xáo trộn xã hội. Về mặt lập pháp, đảng phái của thủ lĩnh Ô-đin-ga có nhiều cơ hội ở phía trước, việc gian lận phiếu bầu chỉ mang lại thắng lợi ngắn ngủi cho Tổng thống Ki-ba-ki. Rõ ràng, vẫn còn tồn tại những hận thù của dân chúng đối với những người Ki-ku-uy, vốn luôn được coi là hiện thân của tầng lớp tư sản.
Quy mô của những cuộc di dân và xung đột sau bầu cử tổng thống cho thấy, lịch sử quan hệ giữa các dân tộc trong hệ thống chính trị ở châu Phi và việc quản lý các nguồn tài nguyên là những tác nhân gây ra tranh chấp quyền lực chính trị. Người dân di cư, những chính trị gia và những mâu thuẫn sắc tộc đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vốn đã không có lối thoát.
Các cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp, chưa có hồi kết không phải là trường hợp ngoại lệ ở châu Phi. Tại châu lục này, các cuộc xung đột diễn ra với các động thái chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc phân tích với cách nhìn riêng hay phổ biến đều là phương cách để có thể dự báo tốt hơn diễn biến tiếp theo.
Giải pháp nào được đưa ra nhằm tìm lối thoát hợp lý cho cuộc khủng hoảng? Một cuộc hội thảo bàn về vấn đề hòa bình đã được tổ chức vào tháng 1-2008 tại Gô-ma. Hội thảo đã đạt được sự đồng thuận giữa các bên xung đột tại Cộng hòa Công gô. Từ năm 2003 đến nay, đất nước này vẫn đang trong tiến trình hòa giải. Nếu kể từ năm 1998, cuộc chiến đã khiến 5,4 triệu người thiệt mạng - con số thiệt hại về người nhiều nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai; 1,3 triệu người dân phải di tản và sống trong cảnh bấp bênh. Không chỉ có vậy, cuộc chiến kéo theo nguy cơ xung đột tiếp diễn giữa U-gan-đa và Ru-an-đa.
Còn nhiều nguyên nhân khác của cuộc xung đột có thể kể đến, đó là: tranh chấp liên quan đến việc khai thác các mỏ quặng trong khu vực, việc đầu tư tài chính và trang bị vũ khí cho các lực lượng phiến loạn, sự có mặt của lực lượng MONUC tại vùng đất này. Sự chuyển giao của RDC hiện nay đang bị đe dọa bởi áp lực giữa hai phe Hu-tu và Tu-si, bởi phần tử lưu vong người Ru-an-đa, và việc thường xuyên duy trì, tuyển mộ bổ sung lực lượng trẻ em vào quân đội, nhất là ở miền Bắc Ki-vu, nơi có gần 800.000 người chạy trốn từ năm 2007.
Hiệu ứng và những đối án
Lực lượng mũ nồi xanh vẫn tỏ ra nghi ngờ tiến trình tháo gỡ các cuộc xung đột do thiếu các giải pháp hiệu quả giải quyết triệt để hệ quả giữa việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản với việc sử dụng bạo lực quân sự. Việc khai thác vàng bất hợp pháp tại Cộng hòa Công-gô đã giúp cân bằng cán cân thanh toán tại U-gan-đa. Điều này khiến các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là IMF, chuyển hướng quan tâm tới các kho báu của U-gan-đa, đặt niềm tin mới vào nền kinh tế của nước này.
Hiện nay, giới phân tích cho rằng, một số nước ở châu Phi phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội do nghèo đói. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế cùng sự suy thoái của các tổ chức kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và đặc biệt là sự tăng giá lương thực và năng lượng có thể sẽ làm gia tăng số người nghèo đói tại châu Phi. ở Xê-nê-gan, Ni-giê-ri-a, Buốc-ki-na Pha-xô và Ca-mơ-run, những cuộc biểu tình nhằm phản đối cuộc sống đắt đỏ đã nổ ra, và đôi khi đã biến thành những cuộc bạo động. Người dân không thể mua được các mặt hàng thiết yếu như gạo, sữa, dầu, xà phòng, muối và nhiên liệu.
Những bất ổn này kéo theo các cuộc tranh cãi chính trị như trường hợp ở Ca-mơ-run, nơi diễn ra các cuộc biểu tình nhằm bãi bỏ việc sửa đổi hiến pháp do nhà nước ban hành với cuộc bầu cử dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2011.
Chiến lược thuộc địa cũ của Pháp được xác định trong tiến trình phát triển cũng như tương lai của xã hội các nước châu Phi nằm trong sự bao bọc của Pháp như trước kia. Chính phủ Pháp cho rằng: có thể trấn áp những nguy cơ gây bất ổn như đã từng tiến hành ở Sát. Lập luận tái diễn với khẳng định sự ra đi của những nhân vật nắm quyền như Tổng thống Ga-bông Ô-ma Bông-gô và Tổng thống Ca-mơ-run Pôn Bi-ia sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, cơ cấu chính quyền sẽ không sụp đổ: Nhà nước, như định nghĩa của Giăng Phrăng-xoa Ba-át trong cuốn sách "Nhà nước châu Phi - Nền chính trị còn trong trứng nước", vẫn sẽ tồn tại. Những triển vọng mới xuất hiện, các lực lượng đối lập (mặc dù đã suy yếu), các tổ chức nghiệp đoàn của người dân châu Phi, các phương tiện thông tin đại chúng cùng sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ trong lĩnh vực thông tin - truyền thông đã thể hiện điều này.
Sự tái thiết hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây có thể được coi là phù hợp với lịch sử hướng ngoại của châu Phi, cho dù mô hình này đã thất bại vào năm 1990. Giăng Phrăng-xoa Ba-át đã kết luận rằng, đó là biến cố của người dân châu Phi và chắc chắn cũng là sự nhầm lẫn nghiêm trọng của châu Âu mà việc chịu đựng nó giống như chịu đựng một sự xâm lược chứ không phải sự phân rẽ lịch sử.
Những phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng và các mâu thuẫn chính trị dường như bị che khuất bởi sự năng động của châu Phi hiện nay. Và kết quả là, cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Châu Phi - châu Âu và vấn đề địa chính trị toàn cầu" đã được tổ chức theo sáng kiến của Quỹ Ga-bri-en Pê-ri tại Đa-ka hồi tháng 1-2008. Nội dung hội thảo bàn về tình hình thời sự, tìm hiểu những xu hướng lớn hình thành trong xã hội châu Phi vào những thập kỷ tới. "Châu Phi, xét về một số phương diện, giống như chiếc gương. Dù có bị biến dạng, song vẫn phản ánh trung thực thực trạng chính trị, bản chất xã hội phương Tây hiện đại tại đó."
Hội thảo kéo dài 3 ngày, nhiều chủ đề lớn đã được đề cập, từ những giải pháp làm mới lại quan hệ đối tác giữa châu Phi và châu Âu tới phát triển nông nghiệp. Những ý kiến đóng góp của L. Đi-a-lô, A.A-bô-li và M.Ni-a-nơ tập trung vào các điều kiện phát triển châu Phi, trang bị sức mạnh quần chúng, xây dựng nhà nước vững mạnh... nhằm đưa ra chiến lược phát triển hợp lý. B. Ô-ki-ê-mi đưa ra vấn đề xây dựng một liên minh châu Phi mà hiện nay đang có rất nhiều cách thức thực hiện. Tham luận của A.Ga-ie lại đề cập tới sự xuất hiện của yếu tố Trung Quốc tại châu Phi và về việc L.Xa-ie, Đại sứ Trung Quốc tại Đa-ka, diễn thuyết trước công chúng về học thuyết Trung Quốc tại châu Phi; phản bác luận điệu của thế lực thực dân cũ đưa ra nhằm che giấu mối lo ngại sẽ mất đi tầm ảnh hưởng, đồng thời phản bác việc người dân châu Phi coi những việc làm của Trung Quốc như một hình thức mới của công cuộc khai thác thuộc địa. M. Sa-lây, Chủ tịch PLD và liên minh các đảng dân chủ đối lập tại Sát tuyên bố: sẽ luôn đứng về phía phe dân chủ đối lập với đảng của
Thủ tướng tiếp đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam  (02/10/2008)
Đảng lao động cầm quyền ở Bra-xin hiện nay  (02/10/2008)
Chuẩn bị cho một xã hội già hóa  (01/10/2008)
Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay  (01/10/2008)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay