Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngày 30-9, tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Dự Hội thảo có các đồng chí: Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ; Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong khu vực và hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức trong và ngoài nước.
Việc ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, và trên phạm vi cả nước nói chung, là vấn đề có ý nghĩa cấp bách. Bằng cách nào để phát triển bền vững, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tốt nhất các giá trị đa dạng sinh học vùng đồng bằng sông Cửu Long? Trên tinh thần ấy, Hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường và các vấn đề đặt ra: Ô nhiễm chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ô nhiễm từ lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và vấn đề ô nhiễm môi trường; ô nhiễm môi trường biển trong quá trình phát triển.
- Vấn đề quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp gắn với lợi thế của toàn vùng, bảo đảm bảo vệ tốt nhất các giá trị đa dạng sinh học của vùng ngập nước; giải quyết tốt và hài hòa giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng, chế biến thủy sản sạch và phát triển du lịch sinh thái; quy hoạch phát triển các trung tâm đô thị và cụm điểm dân cư trong chiến lược phát triển chung; bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảođảm an sinhxã hội và môi trường sống an toàn.
- Vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long: Những chính sách đặc thù gắn với điều kiện của vùng đồng bằng sông Cửu Long; vấn đề ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ môi trường. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên trách và chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách môi trường; chính sách xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường. Ngành y tế và vấn đề bảo vệ môi trường.
Trên 50 báo cáo, tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là các báo cáo tham luận từ các nhà quản lý môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long gửi đến Ban tổ chức Hội thảo; gần 20 ý kiến phát biểu tham luận tại hội trường đã đề cập tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, từ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo đã được phát triển cụ thể, phân tích sống động hơn, làm rõ thêm nhữngnhững luận điểm đã trình bày trong các bản tham luận./.
Đề án thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chức danh chủ tịch xã  (01/10/2008)
Những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quý IV năm 2008  (01/10/2008)
Chặng đường ba mươi năm cải cách mở cửa, hiện đại hóa của Trung Quốc  (01/10/2008)
Phó Thủ tướng kết thúc chuyến làm việc tại New York  (01/10/2008)
Hà Nội đón khách du lịch từ hơn 160 thị trường  (01/10/2008)
Hơn 100 tỉ đồng giúp doanh nghiệp sản xuất sạch  (01/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên